Nước mắt vẫn lăn dài trên má. Hà Phương tỉnh dậy, cảm giác đau buốt trên người dường như đã mất đi. Hà Phương từ từ mở mắt, nhìn xung quanh. Căn phòng hồng nhạt quen thuộc đập vào mắt làm Hà Phương có chút tỉnh táo lại. Đây là phòng của Hà Phương lúc ở nhà mà. Có chút bỡ ngỡ vì bố trí phòng hơi khác. Lâu rồi vì bận việc học hành và thực tập nên Hà Phương không thể về. Nhưng bài trí của căn phòng có lẽ hơi giống với hồi Hà Phương còn học cấp 3. Chiếc giường này cũng chưa thay ga mới. Vẫn là chiếc ga xanh nhạt Hà Phương rất thích hồi ấy. Vì nó cũ quá nên bố mẹ đã mua một chiếc mới thay thế vào. Nhưng vì sao Hà Phương lại ở đây? Cô nhớ lúc nãy cô bị tai nạn, nằm trong vũng máu cơ mà. Đáng lẽ ra Hà Phương đang phải nằm trong bệnh viện chứ. Hay là cô đã đến thiến đường rồi?
Hà Phương vội vã bật dậy, bước chân ra khỏi giường, tiến lại chiếc bàn học. Mấy quyển toán nâng cao lớp 9 vẫn nằm la liệt trên bàn. Lớp 9? Ai học lớp 9. Em gái Hà Phương năm nay mới học lớp 4 thôi mà? Hà Phương hơi hoảng sợ. Chạy lại lật quyển lịch đang nằm im lìm trên tường. 16-8-2012. Năm 2012, dụi dụi mắt, nhìn lại lần nữa. Vẫn là 2012. Cô đã quay lại hồi lớp 9 rồi sao? Sao mới bị đâm một cái mà đã quay lại quá khứ như thế này? Là mơ à? Hà Phương cố gắng đưa tay lên, rất chân thực, véo vào má mình một cái. Đau quá. Hoá ra là thật rồi. Sao cô lại trở về quá khứ như thế này? Cảm giác không thể tin được chân thực đến khó tin. Có phải cô chết rồi không? Chết rồi nên được quay về quá khứ, làm lại từ đầu. Trời xanh thấu hiểu được lời khẩn cầu của Hà Phương nên cho cô cơ hội làm lại cuộc đời sao?
Bất luận là như thế nào, Hà Phương dốt cuộc cũng quay về rồi. Phải làm lại cuộc đời, phải sống thật hạnh phúc. Hà Phương cố gắng lê bước lại giường. Ngồi phịch xuống. Nước mắt hạnh phúc rơi trên má. Cô phải sống, phải kiên cường, phải hạnh phúc. Không được để cho ai coi thường nữa.
Tiếng mẹ dưới nhà kêu vọng lên:
-Phương, dậy đi. Mấy giờ rồi mà còn ngủ? Con có biết là nhà còn có bao nhiêu việc không hả? Suốt ngày chỉ biết ngủ thôi.
Hà Phương vội chạy xuống cầu thang. Nhìn thấy mẹ đang ngồi ở bậc thềm ngoài hè. Không suy nghĩ, Hà Phương chạy lại ôm trầm lấy mẹ. Cố kìm nén để nước mắt không chảy ra. Có lẽ mẹ hơi bất ngờ với hành động của Hà Phương nên quay lại nhìn cô một cái. Vội hỏi:
– Hôm nay làm sao thế?
Hà Phương bỗng chốc nghẹn ngào. Đã lâu lắm rồi mới nghe được câu nói này của mẹ. Lâu lắm rồi mới nghe mẹ cằn nhằn tính xấu của mình.
– Không sao ạ. Chỉ là con muốn ôm mẹ một chút. À, mẹ ơi, con thi vào cấp 3 đã thi mấy lần rồi?
Theo như trí nhớ của Hà Phương, năm cô thi vào cấp 3 cũng có cải cách. Tách ra thi làm 2 đợt. Đợt một là thi xem có đậu vào cấp 3 không và đợt hai là thi vào lớp chọn. Năm đấy Hà Phương chọn khối B nên được phân vào lớp B3, những bạn chọn khối A thì sẽ phân vào lớp B1. Nếu được chọn lại, có lẽ Hà Phương sẽ không chọn vào B3 nữa. Cho dù học khối B thì học ở lớp B1 vẫn cứ tốt hơn một chút. Các thầy cô dạy B1 cũng giỏi và quan tâm học sinh hơn. Vì học B3 nên kết quả thi đại học của Hà Phương mới không được tốt như vậy. Nếu như điểm các môn cao hơn một chút để Hà Phương có thể vào được ngàng Bác sĩ đa khoa thì tốt hơn rồi. Tiếng nói của mẹ cắt ngang suy nghĩ của Hà Phương:
-Con thi 2 lần rồi còn gì? Sao thế?
Thế là thi lần 2 rồi. Vậy là Hà Phương vẫn học B3 rồi. Nhưng hình như trong năm vẫn có sự luân chuyển các lớp với nhau. Cứ hết một học kỳ lại có sự luân chuyển lớp. Hà Phương nhớ vậy vì có vài bạn đã từ lớp không chọn chuyển lên lớp Hà Phương học vì kết quả thi tốt. Vậy thì Hà Phương nhất định phải cố gắng học thật tốt để chuyển lớp vào học kỳ này. Lắc lắc đầu đánh tan dòng suy nghĩ, Hà Phương trả lời mẹ:
– Dạ vâng, không sao ạ. Con hỏi vậy thôi. Hôm nào đi nhận lớp thế hả mẹ?
Mẹ nhìn Hà Phương thêm một cái, chán nản lắc đầu:
-Con ngủ nhiều quá nên đầu óc mụ mị cả rồi à? Chiều nay đi nhận lớp với làm thẻ học sinh nhé. Chuẩn bị nấu cơm, ăn đi rồi mà đi nhận lớp. Con gái mà ngủ đến trưa trật ra mới dậy. Thật là
-Con biết rồi, con biết rồi mà.
Hà Phương quay đầu, chạy lên phòng. Nhìn cái bàn học bừa bộn do mình ném ra. Giao cho mình một nhiệm vụ:
-Dọn dẹp bàn học, sắp xếp gọn gàng. Chuẩn bị học tập chăm chỉ. Let’s go!!!!!
Chỉ một thoáng, mấy quyển sách đã được dọn dẹp nằm ngay ngắn trên kệ sách. Chưa mua sách lớp 10, chưa mua máy tính mới. Ai za, còn nhiều việc phải làm lắm đây. Cả chiếc phòng này nữa, phải trang hoàng lại thôi. Mày sống quá đơn giản rồi Hà Phương à.
Hà Phương bỗng nhớ ra chỗ để tiền tiết kiệm. Mỗi năm có nhận phần thưởng hay lâu lâu bố mẹ cho tiền ăn vặt, Hà Phương đều để dành lại. Hà Phương nhớ, hồi trước cô dùng số tiền này mua một chiếc điện thoại di động bàn phím. Hồi đó chưa có điện thoại thông minh, mà điện thoại cũng quá đắt. Bố mẹ không cho dùng. Nên Hà Phương dùng số tiền này mua trộm một chiếc để nhắn tin với lại một cậu bạn mà Hà Phương thích học ở B1. Được 10 ngày thì bị bố mẹ bắt được, thu điện thoại, thế là mối tình vừa chớm nở của Hà Phương lụi tàn luôn theo gió. Nghĩ đến đây, Hà Phương vội bật cười một tiếng. Thật ngây thơ. Lôi trong ống heo ra được 526 nghìn đồng. Ôi, ít đến thảm thương như vậy. Đúng là nghèo quá đi. Hồi học đại học, Hà Phương cũng có đi làm thêm tại phòng khám và bố mẹ cũng gửi tiền sinh hoạt cho nên lúc nào trong người cũng rủng rỉnh tiền.
Hà Phương lắc đầu, số tiền này sẽ không mua điện thoại nữa. Để mua sách vở và trang trí phòng đi. Quần áo nhìn cũng ít ỏi và đáng thương lắm rồi. Không có gì mặc được nữa rồi. Cấp 3 kiểu gì cũng có đồng phục. Có 2 áo sơ mi rồi. Vậy thì xin thêm mẹ mua thêm 2-3 chiếc quần bò và 1 chiếc áo sơ mi nữa vậy. Thế là xong quần áo rồi đúng không?
Hà Phương lấy tiền tiết kiệm bỏ vào túi. Chiều nay đi nhận lớp xong về sẽ đi mua vài thứ để bỏ đồ trên bàn học. Một số sách và công cụ học đi. Xuống xin mẹ tiền mua sách trước. Hôm sau xin tiền mua quần áo sau. Lên kế hoạch xong, Hà Phương lấy chổi, quét dọn qua phòng của mình một lần. Có lẽ vì đang rất hưng phấn được sống lại nên tâm trạng khá tốt. Dọn dẹp một vòng đã xong rồi.
Tiếng mẹ ở dưới nhà lại vọng lên:
-Phương , xuống ăn cơm. Bố về rồi.
-Dạ vâng ạ
Bước xuống nhà, mâm cơm đã chờ sẵn, có bố, mẹ và em gái. Thật là hạnh phúc quá. Vậy mà trước đây Hà Phương chưa bao giờ nhận ra. Hà Phương ngồi xuống mâm cơm, khẽ khàng ăn, cố nén nước mắt sợ bố mẹ sẽ nhìn thấy. Không khí hạnh phúc này, Hà Phương muốn giữ mãi. Đúng là lúc mất rồi mới biết trân trọng. Trước đây còn chưa nấu cơm cho bố mẹ ăn, lại nấu cho người ngoài bao nhiêu là món. Rồi cuối cùng nhận lại sự phản bội đau nát tâm can.
Bố mẹ đang ăm cơm, Hà Phương bỗng lên tiếng hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, chiều nay cho con xin tiền đi mua sách với máy tính cầm tay mới được không ạ? Con mua sách mới về học trước.
Bố bỗng bật cười nhìn Hà Phương:
-Chà chà, mọi hôm giục còn không học, nay lại đòi học trước. Đúng là lớn rồi có khác. Mẹ tí nữa đưa tiền cho con nó đi mua nhé.
Mẹ gật đầu, không nói gì. Ăn cơm xong, Hà Phương tranh chức rửa bát cho bố mẹ. Cười cười rồi chạy biến làm bố mẹ cũng thấy bất ngờ. Có lẽ là lớn rồi chăng.
Buổi chiều, Hà Phương đứng ngắm nghía trước tủ quần áo hồi lâu. Lấy ra một chiếc quần bò đã cũ và một chiếc áo đồng phục hồi cấp 2 mặc vào. Nhấn chân đạp chiếc xe đạp đến trường cấp 3. Lâu lắm k gặp mày rồi, trường cấp 3 ạ. Bước lên khu phòng học, cảm giác thân quen ùa về, gắn bó với nơi này 3 năm, còn quen thuộc từng gốc cây, ngọn cỏ. Bước vào B3, ngồi xuống chỗ ngồi thân quen của mình. Nhìn các gương mặt thân quen một lượt nhưng mọi người không ai biết mình, tự dưng Hà Phương lại có cảm giác buồn cười.
Một cô bạn lại làm quen, bắt chuyện với Hà Phương. Hà Phương nhận ra đây là Tiểu Chinh, một cô bạn sau này học cũng khá được nhưng không thân với Hà Phương. Cô bạn này hơi tự cao. Hà Phương cũng cười, đáp lại một câu rồi vẫn ngồi im tại chỗ cũ. Các bạn à, tôi đến để học hành cẩn thận lại chứ không phải để rong chơi như hồi trước đâu. Tôi còn mang sứ mệnh đó.
Thầy giáo chủ nhiệm cuối cùng cũng bước vào. Tiếp theo sau là mấy cậu bạn trên tay cầm một chồng sách vở và đồng phục đã được đặt trước. Thầy giáo xếp chỗ ngồi. Cho từng người đứng lên giới thiệu. Và sau đó là phát sách, phát đồng phục cho mọi người. Cả quá trình, Hà Phương vẫn duy trì trầm mặc. Cô đang cố nhớ xem nên mua sách gì, đồ đạc gì để ghi ra giấy, tí nữa còn đi mua không lại xót đồ. Cho đến khi thầy giáo phân cán sự lớp. Nói với Hà Phương là làm lớp phó học tập bởi vì Hà Phương điểm đầu vào lớp chọn cao nhất lớp. Hồi trước vì cái chức lớp phó chết tiệt này nên Hà Phương đã không nỡ chuyển lớp, sợ gây xáo trộn lớp học. Lần này Hà Phương quyết không nhận. Hà Phương đứng lên, mặt không chút gợn sóng nói dối thầy giáo:
-Em thưa thầy, tại sức khỏe em không được tốt, sợ là hay nghỉ học không quản được học tập của các bạn. Thầy chọn bạn khác được không ạ?
P
Thầy giáo bất đắc dĩ gật đầu, chọn một bạn khác làm lớp phó học tập. Cuối cùng dặn dò, cho ghi thời khoá biểu, và cho ra về. Hôm ý là thứ sáu, học sinh được nghỉ ngơi hai ngày rồi đến thứ hai bắt đầu đi học. Hà Phương nhấn chân trên nhịp xe đạp đi đến hiệu sách. Lôi ra 1 triệu mẹ cho và 526 nghìn tiết kiệm. Hà Phương mua được 1 bộ sách giáo khoa lớp 10, 1 bộ sách giáo khoa toán, lý, hoá, sinh của lớp 11,12, một chiếc máy tính cầm tay, 4 quyển chuyên đề ôn thi đại học môn lý, môn toán, môn hoá và môn sinh. Một hộp bút chì, 1 hộp bút bi, compa và bộ thước kẻ chia độ, tẩy và thước. Còn cần gì sẽ mua thêm. Mua được một hộp xinh xinh đựng đồ dùng học tập và vài chậu hoa nhựa bé xinh. Cũng vừa tròn hết tiền. Ôi, thật là nghèo quá luôn. Hà Phương đạp xe về nhà. Tót lên phòng của mình, trang trí lại bàn học, xếp sách vở và đồ dùng. Sau đó xuống nhà chạy bộ buổi chiều làm bố mẹ cũng thấy ngơ ngác. Không ngờ tự nhiên Hà Phương thay đổi nhiều như vậy.