Đề đốc Cẩm Y vệ Trương Tú mỉm cười nói:
– Tiểu vương tử Thát Đát tập kích biên giới nước ta, đại quân hai ngả Trác huyện, Xích huyện đều có chiến tích, chỉ riêng cánh quân ở Hoài Lai là hao binh tổn tướng, khiến cho một vị đô ty tử trận, Giám quân Ngự sử Diệp đại nhân cũng bị loạn quân giẫm chết. Tam Pháp Ty phụng thánh dụ xem xét, cân nhắc định tội Hà tham tướng, không ngờ sau khi bị giải vào kinh, Hà tham tướng lại đem hết thảy tội khinh địch, liều lĩnh tiến quân đổ lên người Giám quân Diệp đại nhân và Lưu công công.
Hà tham tướng là tướng lĩnh do bộ Binh tiến cử, nếu như Hà tham tướng bị trị tội, tự nhiên bọn họ sẽ khó tránh bị chỉ trích không biết dùng người. Cho nên bộ Binh ra sức bảo vệ Hà tham tướng, chỉ trích Giám quân đã không rõ việc dùng binh, lại can thiệp sai bậy. Lúc này đám Ngự sử ở Đốc Sát viện và nha môn Nội Quan đều không khỏi cùng mang lòng thù địch với bộ Binh, từ đó hai phe công kích nhau không ngừng.
Nha môn của ty Nội Quan chẳng qua chỉ toàn là một đám thái giám, vốn không có ý kiến gì về mặt quân sự, nhưng khi hồi kinh, Lưu công công lại mang về một phong thư.
Nói đến đây, Trương Tú quay sang Dương Lăng cười bảo:
– Đó chính là phong thư mà ngươi đã gửi cho Hà tham tướng.
Dương Lăng nói:
– Vâng, hạ quan từng có chút ý kiến nông cạn dâng cho Hà tham tướng, nhưng không biết phong thư đó tại sao lại rơi vào trong tay Lưu công công vậy ạ?
Trương Tú lắc đầu:
– Nội tình trong đó ta cũng không rõ. Lưu công công là người hầu hạ bên cạnh Thái tử, trong cung y có một người bạn tốt tên là Trương Vĩnh (1). Vị công công này cũng biết một chút về quân sự, xem xong phong thư của ngươi thì coi như vật chí bảo, lập tức xúi bẩy ty Nội Quan hạch tội bộ Binh, chỉ trích rằng: “Sức chiến đấu của binh sĩ trong quân không mạnh, năng lực trinh sát kém, bộ Binh không biết cách cầm quân, đó mới chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại.”
Ha ha, bộ Binh tuy phụ trách điều binh khiển tướng, thế nhưng thường ngày việc luyện binh và thống lĩnh quân đội thực chất lại do Ngũ Quân đô đốc phủ phụ trách. Thế là như trút được gánh nặng, bộ Binh liền lôi Ngũ Quân đô đốc phủ vốn không hề liên quan vào cuộc. Bốn nha môn bắt đầu đấu đá lòng vòng như đèn kéo quân.
Dương Lăng lắp bắp:
– Chuyện này… Chuyện này… Hạ quan thật không ngờ có thể xảy ra nhiều rắc rối như vậy. Chỉ là ban nãy đại nhân có nói bộ Công cũng xen vào cuộc tranh cãi này, không biết chuyện dùng binh thì có liên can gì tới bộ Công vậy?
Trương Tú đáp:
– Không liên can, thật ra không hề liên can. Có điều trong phong thư của ngươi lại đề cập đến cái hay khi vận dụng hỏa khí cùng với tác dụng quan trọng của nó đối với chiến sự sau này. Bộ Binh có một chủ sự tên là Vương Thủ Nhân (2), y xem xong thư thấy rất tâm đắc. Tính mọt sách nhất thời phát tác, y bèn dâng lên Hoàng thượng Vạn Ngôn Thư, lời lẽ lưu loát, bàn nhiều về đạo trị quân, lại đề cập tới súng hoả mai của bản triều, yêu cầu phải cải tiến ngay. Trong tờ điều trần y cũng tỏ ra không hài lòng về việc quân đội phương bắc được trang bị quá ít súng ống. Theo bản đốc thấy, nội dung mà y tấu lên cũng đánh trúng chỗ yếu đương thời, chỉ là chọn thời điểm có phần không thích hợp.
Nghe đến ba chữ Vương Thủ Nhân, Dương Lăng có cảm giác hơi quen quen, song nhất thời lại không nhớ ra được ông ta là ai. Có điều nếu y đã có ấn tượng, chắc hẳn lúc trước khi xem sách sử đã gặp qua. Mặc dù bây giờ Vương Thủ Nhân chỉ là một chủ sự nhỏ nhoi của bộ Binh, nhưng rất có thể sau này ông ta cũng sẽ trở thành một vị quan đạt được nhiều thành tựu, cho nên y thầm ghi nhớ trong lòng.
Trương Tú lại kể tiếp:
– Trong tình hình ấy bộ Công đâm lo sẽ bị những nha môn đang đùn qua đẩy lại kia sẽ đẩy trách nhiệm bại trận lên người bọn họ, thế là bèn quay qua phía Hoàng thượng kể khổ, nào là ngân lượng trích cấp không đủ, tố chất quân đội kém, súng hoả mai chế tạo không dễ…
Trương Tú vuốt cằm ra điều nghĩ ngợi một hồi, rồi lấy làm rất thú vị nói tiếp:
– Ừ… Sổ sách của bộ Công mới vừa trình lên đại nội hôm qua. Bản đốc đoán chủ quản vấn đề tiền lương của bộ Hộ mà nhận được tin tức xong, chắc sẽ lại biện hộ cho sổ sách đây.
Dương Lăng nghe mà dở khóc dở cười, y thốt lên:
– Sao lại có thể như vậy chứ? Hạ quan thật không ngờ lại nổi lên hồi phong ba thế này, sớm biết như vậy… phong thư đó không viết thì hơn.
Trương Tú vươn vai, uể oải nói:
– Ngươi bắt cua bao giờ chưa? Bỏ một bầy cua vào trong sọt, không cần phải đậy nắp lại nhưng cua vẫn không thể bò ra. Bởi vì chỉ cần có một con muốn bò lên, những con cua khác liền sẽ nhao nhao bám lên người nó, kết quả là nó bị kéo xuống. Rốt cuộc không một con nào có thể bò ra. Ha ha, trên quan trường xưa nay đều là như vậy, chẳng có gì lạ cả.
Cho dù không có phong thư của ngươi, bọn họ cũng sẽ tự tìm những cái cớ khác đề đùn đẩy trách nhiệm cho nhau thôi. Chẳng qua lần này ngươi nhờ thế mà vớ bẫm. Giờ đây Lục bộ đều biết đến đại danh của ngươi, Thái tử nghe chuyện như thế liền đòi xem thư của ngươi, xem xong bèn đến chỗ bệ hạ xin người, muốn ngươi vào kinh làm Thị độc. Ha ha ha…
Cười đã, vẻ mặt nghiêm túc trở lại, Trương Tú nói tiếp:
– Cuộc đấu đá lòng vòng ấy không hề có can hệ gì với Cẩm Y vệ của ta. Ngươi có biết vì sao hôm nay bản đốc đặc biệt triệu kiến ngươi không?
Dương Lăng đáp:
– Xin đại nhân mách cho!
Trương Tú trầm ngâm:
– Cẩm Y vệ của chúng ta chuyên điều tra xử phạt văn võ bá quan cùng dân chúng cả nước, nằm độc lập ngoài Tam Pháp ty, mà Đông xưởng thì phụ trách giám sát bá quan và cả Cẩm Y vệ. Mỗi khi ty Bắc Trấn Phủ của ta nhận chiếu xử trọng án, Đông xưởng đều sai người dự thẩm. Có thể nói, quyền hạn của Đông xưởng còn cao hơn cả Cẩm Y vệ của chúng ta.
Dương Lăng không biết lão ta nói mấy chuyện này để làm gì, trong lòng không khỏi có chút tò mò, lắng nghe lão nói tiếp:
– Nhưng trong Cẩm Y vệ có rất nhiều quan chức là hậu nhân của các vị công thần, hơn nữa có rất nhiều quan viên của Đông xưởng vốn là quan quân được chiêu nạp từ Cẩm Y vệ của chúng ta, cho nên có thể nói là Đông xưởng và Cẩm Y vệ có quan hệ rất mật thiết. Nếu thật sự phải xét về thực lực, Cẩm Y vệ chưa hẳn đã sợ gì Đông xưởng. Cũng may một xưởng một vệ chúng ta xưa nay vẫn luôn luôn thuận hòa, trước giờ chưa từng xảy ra khúc mắc.
Trương Tú liếc y rồi nói:
(*): Chế độ cai trị mà nguyên thủ quốc gia và lãnh tụ tôn giáo cùng là một người, pháp luật được viết dựa theo giáo nghĩa của tôn giáo, dân chúng tôn thờ duy nhất một loại tôn giáo.Tuy rằng hương hoả không vượng, nhưng may nhờ triều đình cấp dưỡng, nhu yếu phẩm được cung cấp đúng hạn, cho nên cuộc sống của những vị Lạt-ma ở đây cũng không hề kham khổ.
Bước vào cổng chính, Dương Lăng thấy trong chùa sáng choang. Mặc dù cũng có vài du khách, nhưng trông tuổi tác dường như phần lớn đều là những cụ già đi dạo mệt mỏi vào đây nghỉ chân, ngồi tán gẫu dưới hành lang. Còn ngay trước lối vào điện Kim Cương, tuy cửa điện rộng mở thế nhưng lại tĩnh mịch lạnh lẽo, không ai bước vào.
Dương Lăng ngoái đầu nhìn, thấy Hàn Ấu Nương đang cách mình hơn ba thước, bẽn lẽn theo sau, trong lòng bất giác cảm thấy buồn cười, không nhịn được bèn trêu:
– Nương tử, cùng đi trên phố mà cách xa như vậy để làm gì? Tướng công phải liên tục ngoái đầu nhìn nàng, sắp trẹo cổ rồi đây này.
Hàn Ấu Nương xấu hổ đi đến bên cạnh y, khẽ trách:
– Tướng công! Nói nhỏ chút đi mà, người ta nghe được sẽ cười cho đấy. Thiếp là nữ nhân, vốn không thể sóng vai bước ngang hàng với chàng mà.
Dương Lăng cười lớn nói:
– Được, vậy nàng cứ đi theo đằng sau đi. Phật dạy: “Kiếp trước ngoái đầu nhìn năm trăm lần mới có thể đổi được một lần thoáng gặp gỡ ở kiếp này.” Về sau nàng cứ đi theo tướng công mỗi ngày, tướng công không có gì làm sẽ ngoái đầu lại nhìn nàng một chút, nhìn đến năm ngàn, năm vạn lần, tranh thủ để kiếp sau vẫn làm phu thê.
Ấu Nương cười thẹn lườm y, chưa kịp đáp lời thì một giọng cười “hắc hắc” khó nghe đột nhiên vọng lại, kế đó là tiếng nói:
– Thuyết pháp này thật thú vị! Ta chỉ mới nghe nói rằng ”trăm năm tu duyên, nghìn năm tu phận, vạn năm tu duyên phận” mà thôi.
Ngoái đầu lại nhìn, Dương Lăng trông thấy một thư sinh trẻ tuổi, mặt như thoa phấn, tay cầm một cây quạt thếp vàng đang nhìn y cười hì hì. Tiểu thư sinh này có vóc người cao hơn Ấu Nương một chút, mặt mày sáng láng, vận một bộ đạo bào (một loại trang phục áo dài chấm gót đời Minh – tác giả.), lưng buộc đai gấm, đầu đội mũ quả dưa (10), chóp mũ đính một viên thạch anh, trông thật khôi ngô tuấn tú.
Tiểu thư sinh vừa mở miệng, cái tiếng vịt đực khó nghe trong thời kỳ bị vỡ giọng lại ồ ồ vang lên:
– Có điều, không biết cái ”ngoái đầu nhìn năm trăm lần” của vị huynh đài đây là điển cố trong bộ kinh văn nào vậy? Là Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yếm Ly Công Đức kinh, A Di Đà Phật Âm Vương Đà La Ni kinh? Hay là Tứ Thập Nhị Chương kinh vậy?
Nói đoạn y bung cây quạt thếp vàng dùng làm trang sức kia ra đánh xoạch, khẽ quạt quạt mấy lượt, dáng vẻ khá là tiêu sái. Kế đó y lại cảm thấy chán nên gấp quạt lại, rồi hỏi:
– Hôm nay tiểu đệ cùng huynh cũng xem như thoáng gặp gỡ, không biết vì sao kiếp trước huynh đài quay đầu nhìn ta nhiều lần như thế?
(1) Trương Vĩnh (1465 – 1529), Ngự dụng giám thái giám, tự là Đức Duyên, biệt hiệu “thủ am”. Đầu những năm Hồng Vũ, ông cố nội của ông ta dời đến Tân Thành, Bảo Định (nay là huyện Tân Thành tỉnh Hà Bắc), trở thành người Tân Thành. Năm Thành Hoá thứ mười một (1475), ông ta được chọn vào cung, vào cung Càn Thanh hầu hạ cho vua Hiến Tông, năm đó ông ta gần mười tuổi. Sau đó ông ta được thăng chức làm Nội quan giám hữu giám thừa. Năm Thành Hoá thứ mười ba (1487), Hiến Tông qua đời, Hiếu Tông điều ông ta đến Mậu Lăng ty. Năm Hoằng Trị thứ chín (1496), ông ta được điều vào đông cung hầu hạ cho Thái tử Chu Hậu Chiếu, tức Vũ Tông sau này. Năm Hoằng Trị thứ mười tám (1505), Vũ Tông kế vị, điều chuyển Trương Vĩnh làm Ngự mã giám tả giám thừa, không lâu sau thăng làm Ngự dụng giám thái giám. Trương Vĩnh tấu sớ xin cố thái giám Ngô Trung nhượng lại điền trang rộng đến bảy dặm. Bộ Hộ chỉ trích ông ta vi phạm cấm lệnh, cần phải điều tra trừng trị, song Vũ Tông lại chiếu lệnh cho Trương Vĩnh quản lý tài sản.
(2) Vương Thủ Nhân(1472-1529), người Dư Diêu, Chiết Giang, tự là Bá An, hiệu Dương Minh Tử, đời gọi là Dương Minh tiên sinh, học giả đồng liêu gọi là Vương Dương Minh. Ông là nhà tư tưởng, triết học, văn học và quân sự nổi tiếng nhất thời Minh, là người đã thu thập để viết nên tập Lục Vương Tâm Học. Chẳng những tinh thông Nho gia, Phật gia, Đạo gia, mà ông còn có thể lĩnh binh chinh chiến, là nhà thông thái toàn năng hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Ông được phong là “tiên Nho”, pho tượng thờ thứ 58 trong miếu thờ Khổng Tử.
(3) Nam Man (nghĩa là “người man rợ phương nam”) là từ miệt thị trong lịch sử Trung Quốc để chỉ các bộ lạc nổi loạn phía tây nam của Trung Quốc. Từ này xuất hiện sau khi có vương quốc Tam Miêu hùng mạnh vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên do người Miêu dẫn đầu. Trong thời kỳ Tam Quốc, người Miêu dưới sự lãnh đạo của Mạnh Hoạch đã nhiều lần nổi lên chống lại Thục Hán, sau khi Mạnh Hoạch bị Gia Cát Lượng bắt và thả bảy lần đã quy phục Thục Hán. Nam Chiếu thường xuyên cống nộp thông qua Kiếm Nam Tiết Độ Sứ. (theo wikipedia)
(4) Đại Đằng Hạp là hẻm núi (hạp cốc) rộng lớn và dài nhất trong phạm vi Quảng Tây, trở thành khu vực giao tranh của binh gia tự cổ chí kim. Cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của dân tộc người Dao ở thời Minh đã bùng nổ ở nơi đây, kéo dài trên hai trăm năm. Từ đầu những năm Hồng Vũ (~1375) đến năm Thiên Khải (1621 – 1627), Vương triều nhà Minh lần lượt đưa trọng binh trấn thủ, trấn áp cuộc khởi nghĩa của người Dao.
(5) nguyên văn “A Mễ Nhĩ, xung!” đây là câu nói thịnh hành lấy từ trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Trung Quốc “Người khách lên Băng Sơn”. Trong phim, khi A Mễ Nhĩ cùng Cổ Lan Đan Mỗ trùng phùng, y đã không dám chạy tới ôm cô. Thấy tình hình như vậy, Dương Bài Trường đã ra lệnh: “A Mễ Nhĩ, tiến lên!” Thời nay, nó được dùng như một câu khích lệ. Khi một thanh niên nhìn trúng một cô gái nào đó nhưng lại không đủ can đảm theo đuổi, bạn bè cậu ta sẽ đồng thanh cổ vũ bằng câu: “A Mễ Nhĩ, tiến lên!”
(6) “Lân vàng há phải vật trong ao, nếu gặp phong vân sẽ hóa rồng” – trích câu nói nổi tiếng trong bộ phim Phong Vân. Nhưng thật ra câu “Kim lân khởi thị trì trung vật” lại bắt nguồn từ bài thơ trong tập “Tinh Học Đại Thành” của Vạn Dân Anh, thời Minh. Thơ rằng:
Nguyệt không chi nhân diệc hãn phùng, (月空之人亦罕逢)
Na kham quan quý tại kì trung; (那堪官贵在其中)
Kim lân khởi thị trì trung vật, (金鳞岂是池中物)
Bất nhật thiên thư hạ cửu trùng (不日天书下九重)
(7) Chùa Hộ Quốc lấy tên đặt trong vùng vào thời Nguyên đặt cho. Năm Tuyên Đức thứ tư (1264-1295) đổi tên thành chùa Đại Long Thiện. Năm Thành Hóa thứ tám (1472) được ban tên chùa Đại Long Thiện Hộ Quốc. Vì chùa tọa lạc ở phía tây thành Bắc Kinh, cho nên người Bắc Kinh xưa còn gọi nó là “chùa Tây”.
(8) Thành ngữ này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong “Luận ngữ – Ung dã” (論語•雍也):
Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ ( 務民之義,敬鬼神而遠之,可謂知矣� �)
Tạm dịch như sau:
Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần nhưng không cầu cạnh quỷ thần, mà nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Có thể nói rằng, “Kính nhi viễn chi” chính là cách nói rút gọn từ câu “Kính quỷ thần nhi viễn chi”( 敬鬼神而遠之).
Ngày nay, trong tiếng Việt, thành ngữ “kính nhi viễn chi” thường được dùng trong các trường hợp: Bề ngoài tỏ ra kính nể, tôn trọng một đối tượng nào đó, nhưng trên thực tế không muốn tiếp cận, gần gũi với đối tượng đó; hoặc thường dùng trong các trường hợp mỉa mai, châm biếm khi mình không muốn tiếp cận với một đối tượng nào đó. (theo wikipedia)
(9) Thanh Khang Tạng chỉ cao nguyên Thanh Tạng, vùng cao nguyên cao nhất thế giới ở châu Á. Vắt qua khu tự trị Tây Tạng, toàn bộ tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, tỉnh Cam Túc và một phần tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
(10) Tên thông dụng của “lục hơp nhất thống mạo”, một loại mũ đội được người dân trong kinh thành dùng nhiều. Mũ hình bán nguyệt dùng sáu miếng vải lụa ghép thành.