Trở Lại Minh Triều Làm Vương Gia – Chương 1098: Chương 445-1: Thư viện Vạn Tùng (1) – Botruyen

Trở Lại Minh Triều Làm Vương Gia - Chương 1098: Chương 445-1: Thư viện Vạn Tùng (1)

Dương Lăng tặng cho một ân tình suông, thật ra căn bản không cần hắn thu xếp, lại càng không cần mấy vị công chúa điểm danh đi mua, Cốc Đại Dụng vốn dĩ là người hầu trong cung, đám phụ nữ trong hoàng tộc sử dụng đồ vật gì, tặng nhau những lễ vật gì, e rằng mấy vị công chúa này còn không nhớ rõ chu đáo như ông ta nữa.

Cốc Đại Dụng từ lâu đã đặt mua hơn mười xe đồ, trên mỗi hòm xiểng đều chia ra đánh dấu thuộc về Hoàng thượng, Thái hậu, Hoàng hậu, hoàng phi và công chúa, ngay cả mấy vị phu nhân trong nhà Uy Quốc Công Dương Lăng, ông ta cũng rất cẩn thận chuẩn bị một lễ vật quý trọng cho mỗi người.

Hoàng thượng Chính Đức ở Tô Châu hơn mười ngày, các tướng lĩnh dự tính sắp xếp trước đó không sai biệt lắm bây giờ đã vào vị trí rồi, chỉ cần cho bọn họ thêm chút thời gian khống chế quân đội, điều phái nhân thủ theo đúng kế hoạch, Chính Đức có thể lập tức về kinh, bắt đầu cuộc thay đổi lớn các thủ lĩnh quân chính mang tính toàn quốc, triệt để tiêu diệt tất cả tai họa ngầm, cho nên chuyến đi Hàng Châu vẫn đang thong dong.

Đại giáo chủ đại nhân Lạp Mã Lý Áo mắt thấy vẻ đẹp trù phú của Kim Lăng, Cô Tô và thực lực kinh tế hùng mạnh, đã hoàn toàn bị nó khuất phục. Trước kia, Đông phương du ký của Mã Khã Ba La từng bị người ta cười nhạo ở phương tây, bởi vì bọn họ không tin trên đời sẽ có một nơi giống như vậy.

Cho dù mấy năm gần đây có một vài người thám hiểm phương tây đã lục tục đến phương đông, nhìn thấy những gì mà Mã Khả Ba La nói, nhưng trong mắt đa số người thì vẫn cho rằng bọn họ đang khuếch đại lên để du thuyết quý tộc, lấy được sự tài trợ viễn dương, nhưng tận mắt nhìn thấy sự trù phú và cảnh đẹp nơi đây, bọn họ mới không thể không tin chuyện này là thật.

Thành Kim Lăng giàu có hùng mạnh, còn hùng mạnh hơn đế đô của bọn họ một trăm lần, thị chính Tô Châu còn tiên tiến hơn thành thị của bọn họ trăm năm. Thành thị lớn nhất của bọn họ chẳng qua cũng chỉ hơn mười vạn người, còn ở đây, cái mà bọn họ nhìn thấy là một đô thị lớn phồn hoa trên trăm vạn người, thật sự là nông dân lên tỉnh, mắt nhìn không kịp.

Hiện tại, bọn họ hưng phấn bừng bừng mà tiến vào thành Hàng Châu, đương nhiên, còn mang theo vô số lễ vật tinh tế mà bọn họ mua để tặng cho Quốc vương và Hoàng hậu, tặng cho các quý tộc còn lại, tặng cho thê tử và tình nhân vân vân.

Bọn họ đã quyết định thiết lập Trú Thương Cục ở đô thị lớn gần biển này rồi, cho dù bọn họ chưa từng nhìn thấy cảnh đẹp trù phú nơi này, nhưng đã nhìn thấy Kim Lăng và Tô Châu, bọn họ đã không còn bất cứ hoài nghi nào đối với Tô Châu nữa.

Hàng Châu không có lịch sử lâu đời như Tô Châu. Sau khi nước Tần thống nhất sáu nước, thiếp lập huyện Tiền Đường dưới núi Linh Ẩn, bây giờ đã là một bãi biển khi đó chưa xuất hiện ở triều Tùy ở một địa phương thuộc thành Hàng Châu, Tây Hồ vẫn chưa xuất hiện, cho đến thời Đông Hán mới xây dựng một đê biển từ núi Bảo Thạch đến Vạn Tùng Lĩnh, Tây Hồ bắt đầu ngăn cách với biển, lúc này mới trở thành một nội hồ.

Rồi tới thời Tùy Đường, Hàng Châu trở thành điểm khởi đầu kết thúc của sông Đại Vận, lúc này mới xác định được địa vị trung tâm mậu dịch và trung tâm vận chuyển hàng hải, trở thành thành thị thương nghiệp và hải cảng mậu dịch quan trọng nổi tiếng toàn quốc, tiền thuế khi đó chiếm năm phần trăm thuế thu tài chính toàn quốc của Đại Đường.

Đến thời Bắc Tống, Hàng Châu đã có danh xưng “Đông nam đệ nhất châu”. Thương thuế toàn quốc khi đó, Hàng Châu đứng thứ nhất về thuế men rượu, Kinh đô Biện Lương chỉ đứng thứ hai. Đến khi Nam Tống định đô ở Hàng Châu, quân đội trú đóng, quan lại tập trung, dân vật phồn hoa, càng hơn xa lúc trước. Hàng Châu một bước trở thành trung tâm toàn quốc, cho dù khi đó Nam Tống vô cùng yếu đuối về mặt quân sự, thế như nếu nói về phồn hoa giàu có, thì khi đó Hàng Châu đã là một đô hội lớn nhất toàn thế giới rồi.

Cục diện này vẫn không thay đổi cho đến thời Nguyên, cho đến sau khi Đại Minh lập quốc thi hành cấm vận đường biển, lại thêm giặc Oa hằng năm quấy rầy, Hàng Châu mới suy bại, có điều cục diện này dù sao mới chỉ hơn trăm năm, mà địa vị đô thị lớn phồn hoa giàu có lại trải hơn trăm năm, từ trong xương tủy cư dân Hàng Châu lúc này vẫn chưa mất đi khí thế nên có.

Bây giờ lại mở lại đường biển lần nữa, Hàng Châu lại trở thành bến cảng hàng đầu của việc thông thương giao dịch đối ngoại, lại có người thanh niên Nghiêm Tung làm Tri phủ trấn thủ ở đây, hơn nữa nguyên khí của nó chưa mất, căn cơ vững chắc, Hàng Châu lúc này sẽ có dáng vẻ như thế nào đây?

Hoàng đế vào thành Hàng Châu từ cửa Dư Hàng, ở lại hành cung tạm thời dưới chân Cô Sơn, Tri phủ Nghiêm Tung và các quan lại lớn nhỏ của Hàng Châu, thái giám Trấn thủ cùng đến nghênh giá, bày tiệc đón gió tẩy trần ở ngoại lâu Tây Hồ Lâu, huyên náo ồn ào cả đêm mới thôi.

Ngày tiếp theo, Nghiêm Tung đến đây kiến giá, chờ đợi Hoàng đế hỏi thăm về chính trị Hàng Châu. Nghiêm Tung chuẩn bị còn chu đáo hơn xa Cốc Đại Dụng, đối đáp lưu loát, nói năng bất phàm, Chính Đức Hoàng đế nghe vậy cự kỳ vui mừng, không khỏi ném sang ánh mắt tán thưởng cho Dương Lăng.

Mấy văn quan Cốc Đại Dụng, Nghiêm Tung quản lý thông thương thuế phú, chính trị kinh tế địa phương và mấy võ tướng đáng tin đáng dùng Hứa Thái, Lý Sâm, Bạch Trọng Tán vân vân đều là do Dương Lăng tiến cử. Bây giờ xem ra, Dương Lăng quả nhiên nhìn người sáng suốt, những người này làm việc thật sự có tiếng có miếng.

Sau khi Chính Đức Hoàng đế nghe Nghiêm Tung trần thuật, cười ha ha nói: -Người đâu, bày chỗ cho Nghiêm ái khanh ngồi.

Nghiêm Tung thụ sủng nhược kinh, liền nói không dám, Dương Lăng cười nói: -Hoàng thượng ban thưởng ghế ngồi, sao có thể chối từ, ngươi cứ ngồi đi.

-Dạ! Nghiêm Tung lạy dài tạ ơn ngồi, lúc này mới ghé mông ngồi vào ghế dựa. Chính Đức Hoàng đế vui tươi rạo rực nói: -Lần này trẫm nam tuần, muốn nhìn thấy sự phát triển của các nơi Giang Nam, tìm hiểu dân tình địa phương. Nghiêm khanh, vừa rồi nghe khanh nói, bây giờ công thương Hàng Châu thịnh vượng, giao dịch rộng rãi, trẫm rất vui mừng nha. Khanh nói tiếp xem, còn có tình hình sao nữa?

Nghiêm Tung chắp tay nói: -Hoàng thượng, công thương nghiệp Hàng Châu phát triển hết sức nhanh chóng, có điều Tô Châu gần trong gang tấc, phát triển công nghiệp là chính, còn vi thần ở Hàng Châu lại lấy thương nghiệp là chính, bù đắp cho nhau, không cần phải tranh đoạt tài nguyên với nhau.

Đang có 0 bình luận
Image

Lời bình luận giới hạn từ 15 đến 500 kí tự.