Trí Tuệ Đại Tống – Chương 225: Quyển 4 – Chương 16: Tên người Tống đáng ghét – Botruyen

Trí Tuệ Đại Tống - Chương 225: Quyển 4 - Chương 16: Tên người Tống đáng ghét

Ăn thịt cừu thì phải ăn miếng to mới đã nghiền, hơn nữa lấy nước trong nấu là ngon nhất, còn ăn thịt lợn phải nấu nướng cầu kỳ, cho nhiều gia vị, đun lâu để gia vị ngấm vào thịt.

Một con lợn hơn trăm cân mà chẳng đủ ăn, Vân Tranh vừa bê đĩa sườn rán cháy cạnh lên, chưa động đũa đã hết sạch rồi.

Quỷ Chương là người rất biết chiếu cố bằng hữu, chỉ là khi ăn thì quên luôn có bằng hữu, nhìn Vân Tranh lầm lì cầm bánh khô chấm nước canh ăn mới nhớ ra, gãi đầu gãi tai, cảm thấy mình phải giúp Vân Tranh làm gì đó mới bù đắp được lỗi lầm.

– Thủ lĩnh nói, thương cổ đều tham lam, ngươi cũng không ngoại lệ, chỉ là ta thấy ngươi không giống đám thương cổ khác lắm, bọn chúng luôn tìm mọi cớ bán với giá cao, thậm chí hối lộ quan viên giám sát để trốn thuế, đối phó rất đau đầu.

Vân Tranh u oán xé miếng bánh nhét vào mồm: – Lão thủ lĩnh nói không sai, ngàn dặm bôn ba chỉ vì tiền tài, nếu như không có lợi nhuận thì họa ta có điên mới bỏ đất Thục ấm ám như xuân để tới nơi này bị cháy nắng như cục than. Vất vả nuốt miếng bánh xuống rồi mới nói: – Chỉ là ta không đặt nặng tiền tài trước mắt, cho nên nhìn thì giống bị thiệt, nhưng lâu dài ta có thể kiếm nhiều tiền hơn nữa. Ví dụ như ngươi, giờ ngươi muốn giao dịch với ta hay với người khác.

Quỷ Chương gật đầu: – Đương nhiên là ngươi rồi, chúng ta là bằng hữu mà.

– Thế là xong, người khác muốn giao dịch với ngươi còn phải nài nỉ ngươi, tặng quà cho ngươi, chưa chắc đã thành công, ta thì khác, ta trở thành hảo hữu của mỗi người ở đây, họ sẽ đối xử khác với ta. Ngươi chỉ ăn một bữa thịt cũng áy náy, đó là tình nghĩa, đám thương cổ chỉ một mực muốn rút xương hút tủy của người ta đều là đám ngu xuẩn.

– Phải rồi, nếu gặp lão thủ lĩnh, nói chuyện mấy chục con ngựa hộ ta, nếu lão thủ lĩnh không cho phép thì ta đem đổi lấy vật phẩm khác, quy định của thu lĩnh không thể làm hỏng.

Quỷ Chương vỗ ngực phóng khoáng nói: – Yên tâm, mấy chục con ngựa thôi, ta quyết được, ngươi thoải mái mang đi, không thành vấn đề.

– Ngựa Thanh Đường không mang ra ngoài, đó đã là quy củ thì phải tuân thủ, Thanh Đường bộ mới tự lập được hai mươi năm, nếu giờ không giữ quy củ thì mấy chục năm sau ai còn giữ?

Trong tin tức tình báo của Tiếu Lâm không có cái tên Củng Phong, càng thế Vân Tranh càng thấy người này bất phàm, cần ứng phó cẩn thận.

Thói quen của người Hán là cứ phải hàn huyên chán chê rồi mới vào chính sự, Củng Phong cũng thế, than thở: – Ta đã hơn mười năm rồi chưa về Hà Nội, không tảo mộ cho tiền nhân, thật sự bất hiếu vô cùng.

Phía bắc Hoàng Hà chính là Hà Nội, thời chiến quốc là lãnh địa của nước Ngụy, thời Tần mạt được Hạng Vũ phân cho Tư Mã Ngang, đô thành đặt ở Hà Nội. Hán cao tổ lên ngôi đổi thành thành quận Hà Nội, cùng với Hà Đông, Hà Nam hợp thành Tam Hà.

Người dân Hà Nội có thói quen buộc nút đai lưng ở bên trái, nghe nói là để kỷ niệm Tư Mã Ý, chẳng qua là một chuyện vui mà Ngũ Câu khoe khoang mình đã đi ngũ hồ tứ hải thôi, Vân Tranh nhìn cách thất đai lưng của người này là biết.

– Vân thiếu huynh tuổi còn trẻ mà đã quan tới thất phẩm, thật làm người ta hâm mộ, nhớ năm xưa Củng Phong cũng mười năm đèn sách, mài mòn nghiên mực, muốn dựa vào học thức trong lòng kiếm lấy quan cao hậu lộc mà không được, không biết thiếu huynh chạy cửa nào có được hiển hách ngày nay?

Vân Tranh nhíu mày: – Củng huynh nói thế là sao, Vân Tranh nhập sĩ là do quan gia ân thưởng, được cái chức nhàn thừa phụng lang, sau tới Thúc vì võ chức bỏ trống, thuận thế được lấp vào đã bị người đời chế nhạo, huynh đừng khơi lên nỗi đau của ta.

Củng Phong thấy Vân Tranh không vui thì đứng lên chắp tay: – Ài, tại hạ sai rồi, Vân thế huynh thông cảm cho nỗi buồn bực bao năm qua, cho nên nói chuyện có chút khắc bạc.

Vân Tranh đáp lễ qua loa, tên này cố tình chọc giận mình, người như vậy không nên tiếp xúc thì hơn: – Tiểu đệ hôm nay tới đây là để nộp thuế, sổ sách đầy đủ, mời Củng huynh kiểm tra.

Củng Phong chỉ lật xem qua vài trang rồi đặt xuống: – Sổ sách rất rõ ràng rành mạch, cách làm ăn của Vân thiếu huynh cũng hợp lý, dùng đồ đổi đồ, như vậy người dân được lợi hơn phải dùng thứ tiền đồng chất lượng thượng vàng hạ cám, lòng dạ này hiếm có lắm. Nhưng cổ ngữ có câu, không lợi không dậy sớm, Vân thiếu huynh bỏ lợi nhuận lớn là vì cớ gì?

– Tiểu đệ chỉ mong được lâu dài, từ sổ sách Củng huynh cũng nhìn ra rồi đó, ta được bảy phần lợi, lợi nhuận như thế chẳng lẽ còn chưa đủ? Làm thương cổ quan trọng nhất là gì, nhiều người nghĩ rằng lấy được lợi nhuận tối đa, nhưng không phải, đó là điều ngu xuẩn, đạo thương cổ không phải như thế, làm ăn phải để hai bên cùng được hưởng lợi, cùng vui vẻ, có như thế mới lâu dài. Nay Thanh Đường là chốn bình an, là bảo địa hiếm có của thương cổ, bỏ đi vài phận lợi để hưởng lợi ích lâu dài, sao không làm?

*** Trúc thư kỷ niên – Biên niên sử viết trên thẻ tre: là một cuốn biên niên sử về Trung Quốc cổ đại, được các nhà sử học đánh giá là nguồn tham khảo bổ sung, đối chiếu và đính chính cho một số sự kiện lịch sử cổ đại Trung Quốc, nó là cuốn sách hiếm hoi thoát khỏi vụ đốt sách nổi tiếng của Tần Thủy Hoàng.

Một sự kiện trọng đại có thể liệt kê ra là vụ vua Nghiêu nhường ngôi cho vu Thuấn, vốn luôn được chính sử tán tụng cái đức của họ khi truyền ngôi cho người không cùng dòng máu, trong Trúc thư kỷ niên lại ghi là Thuấn giam Nghiêu cướp ngôi.

Đang có 0 bình luận
Image

Lời bình luận giới hạn từ 15 đến 500 kí tự.