Vân Nhị rất nghe lời, trẻ con phải ngủ nhiều mới chóng lớn, buổi sáng Đại ca đi rồi nó ngủ đẫy giấc mới vươn vai thức dậy, bên ngoài lạnh lắm, trong chăn ấm áp hơn, trong nồi có cháo Đại ca nấu sẵn, cháo tim lợn với ít rau xanh, Đại ca treo cao cao trên bên, độ ấm vừa phải.
Nó lấy cháo rồi lại chui tọt vào chăn, cầm một cái thìa to múc cháo ăn, Vân Tam sủa oăng oẳng chạy tới, Vân Nhị cho nó một thìa vào cái bát sứt, Vân Tam liếm cháo sùm sụp, nó cũng tăng tốc, nếu không Vân Tam ăn xong là lại chạy tới xin, nhìn đôi mắt tội nghiệp của Vân Tam là nó không thể nào từ chối được.
Hôm nay trời không có mưa, nhưng gió to, không khí ẩm cứ ra sức chui vào qua khe cửa sổ, trong nhà chẳng mấy chốc là lạnh như hầm băng. Không phải Vân đại lười không bịt cửa sổ, mà vì trong nhà có bếp, lo trúng độc than nên không bịt.
Vân Nhị nhỏ xíu, nhưng ăn rất khỏe, nửa hũ cháo vào bụng cái vèo, ăn xong liền mót tè, vừa chui ra ngoài là run cầm cầm, trốn lại vào chăn. Ba lần như thế mới cắn răng đứng lên được, mở cửa sổ, đái ra ngoài, gió từ cửa sổ phía trước thổi vào, ra theo cửa sổ sau nhà, mang nước đái của nó đi xa.
Đái xong nó không muốn chui vào chăn nữa, Đại ca dặn phải gấp gọn chăn, dùng giấy dầu gói kỹ, đặt ở góc tường, mang cái chăn nát khác ra phơi ở cửa. Sau đó là học bài, sách vở phải đọc thuộc, rồi dùng chữ phồn thể viết ra, Đại ca không sửa được tính thầy giáo, chuyện khác qua loa được, học tập thì nghiêm lắm.
Đọc thuộc lòng không phải vấn đề, nhưng mà viết chữ phồn thể thì chẳng khác nào giết người, Vân Nhị rất ít tiếp xúc với chữ phồn thể, nó đâu như Đại ca đi học đại học từng chuyên môn nghiên cứu thứ này, mà còn phải viết bằng bút lông nữa.
Đại ca viết bút lông đẹp lắm, ít ra nó thấy thế, còn đọc được rất nhiều cổ văn, nhất là bài Điếu cổ chiến trường văn, đọc oai hùng khảng khái, cái gì mà 'máu lấp lỗ hổng trên trường thành', cái gì mà ' tướng quân chiến tử, đô úy mới hàng', nghe cực kỳ có vận vị. Đại ca bác học đa tài nếu không hiệu trưởng đã chẳng giao lớp quan trọng nhất cho.
Đêm qua dưới ánh đèn tù mù, Đại ca khâu hai miếng bạc vào trong áo nó, Đại ca lo chẳng may có chuyện gì không ở bên cạnh nó được, nó còn có tiền mà sống, phải đổi bạc ra tiền ra sao, Đại ca dặn những 3 lần.
Vân Nhị sờ hai cái cục nhỏ ở góc áo, cười ngây ngô hạnh phúc, trước kia không được hưởng thụ tình thân, giờ có hết rồi, áo rách một tẹo, mông có miếng vá, chẳng là gì, cho dù điều kiện sống trước kia có hơn giờ gấp trăm lần, Vân Nhị vẫn kiên định chọn cuộc sống hiện tại.
Vân Tam sủa gâu gâu, Vân Nhị nhíu mày, ngày nào giờ này bà nương và nhi tức phụ nhà Thương lão đều dẫn Tiểu Thử tới, tới một cái là đốt bếp, có khi còn nấu cháo, chẳng biết tiết kiệm củi, tưởng Đại ca nó nhặt được củi rơi ngoài đường chắc.
– Chà, Nhị Tử đang đọc sách à, nhỏ như vậy đã biết đọc sách rồi, tương lai nhất định cũng sẽ là một vị tướng công đọc sách.
Vân Nhị mất rất nhiều thời gian mới nghe hiểu được thổ ngữ, Thương Nhĩ là người tốt, nhưng mà bà nương này cực kỳ đáng ghét, vào nhà một cái là lục lọi khắp nơi, hít hít như chó, còn nói:
Ba người Tiểu Thử ăn xong là đi, Vân Nhị đợi họ đi xa, cầm cành trúc đẩy cái chăn họ vừa đắp ra cửa, sau đó đun nước sôi, đổ vào tấm ván trúc bọn họ vừa ngồi, chẳng mấy chốc có con chấy to bự chui ra, Vân Nhị ọe một cái, nôn hết vào bếp, thật kinh dị.Thanh trùng xong xuôi nó dùng số nước nóng còn lại rửa tay, cảm thấy đói bụng, buổi trưa húp bát cháo, không nôn ra thì đái một bãi cũng trôi hết, mở vách ngầm ra, trong đó có giỏ trúc, lấy gan lợn ăn, ném cho Vân Tam một miếng. Ngồi ở cửa sổ, vừa viết chữ, vừa nhìn con đường núi quanh co, chờ Đại ca về.
Vân Tranh trở về thì Vân Nhị đốt bếp cháy bừng bừng, chỉ là mồm có vòng đen xì, đó là kết quả dùng ống thổi lửa.
– Lại nghịch rồi.
Vân Đại lấy khăn tay ra lau miệng cho đệ đệ, sau đó xách một cái bọc vào, nhìn thấy đống chăn ở góc nhà thì nhíu mày, đi ra, phơi chăn ở lan can, lấy một chậu nướng nóng đặt dưới chăn, bên ngoài trời lạnh, đám chấy rận tập trung vào chỗ có hơi nóng, cho nên chẳng mấy chốc chậu nước nổi lềnh bềnh toàn chấy rận.
Bấy giờ Vân Đại mới vào nhà, rửa tay lấy từ trong bọc ra hai cái bánh đưa cho Vân Nhị ăn lót dạ, cầm lấy dao chuẩn bị đi chẻ củi, củi trong nhà chẳng còn mấy.
Hôm nay tốt số, tìm được cây chá khô, loại gỗ này đốt cháy to lại còn không có khói, cây hơi to, chặt tốn một phen sức lực, đến khi Vân Tranh chặt thành từng khúc gỗ to nhỏ khác nhau thì trời đã sắp tối.
Vội vội vàng vàng gánh củi xuống núi, trời tối ở trên núi không an toàn tẹo nào, gặp phải lợn rừng còn đỡ chứ gặp phải báo là nguy, thứ này thích kiếm ăn nhất vào lúc chập choạng tối.
Đang đi vội vã, tích tắc người cứng lại, Vân Tranh ngã ngay xuống đất, một cơn gió lướt qua đầu y, còn chưa kịp phản ứng thì tiếng gió lại vang lên, Vân Tranh cầm ngay bó củi chắn phía trước, người bị xô mạnh, lăn lông lốc xuống triền núi, trong lúc toàn thân quay cuồng nhìn thấy một con báo vàng đang đuổi theo.
Lớp cỏ xanh dầy giúp y cản bớt đại bộ phận va chạm, dao chẻ củi vẫn còn, lăn xuống dưới con dốc, đầu choáng mắt hoa đứng dậy, lửa giận bùng phát.
– Súc sinh! Lão tử đã rơi vào tình cảnh này rồi mà mày còn muốn ném đá xuống giếng. Chó chết, mày muốn giết lão tử thì lão tử giết mày trước.
Bao nhiêu ấm ức dồn nén trong lòng phun trào như núi lửa, một đứa bé mồ côi trở thành giáo viên đơn giản sống đàng hoàng lắm sao, bao vất vả khổ sở trong đó, để rồi bước chân qua một cánh cửa, mọi nỗ lực phấn đấu thành con số không, y không kêu ca gì, không than trách, cắn răng làm lại từ đầu vậy mà cuối cùng kết cục là thế này sao, phải bỏ mạng vì thứ súc sinh này sao?
Biết mình không thể đánh lại con báo, nhưng bóng ma tử vong không khiến Vân Tranh sợ hãi chùn bước, trước mắt y không chỉ là con báo, là ông trời đùa bỡn số mệnh của y, Vân Tranh hét lớn, cầm dao bổ củi chém tới.