Tình Ma – Chương 3: Thái Sơn tuyệt lộ phùng Ngư Hỏa – Hoàng Hà phục độc ngộ Nhân Ma – Botruyen

Tình Ma - Chương 3: Thái Sơn tuyệt lộ phùng Ngư Hỏa - Hoàng Hà phục độc ngộ Nhân Ma

Thái Sơn là tên của một dãy núi nằm ở phía Tây tỉnh Sơn Đông. Tuy không phải
là ngọn núi cao nhất Trung Quốc, nhưng hình tượng hùng vĩ, uy nghiêm nên được
tôn sùng là đệ nhất danh sơn. Trong sáo ngữ của Trung Quốc, Thái Sơn dùng để
chỉ bậc cao nhân kiệt xuất.

Hai người vào ngụ trong một khách điếm nơi chân núi, dò hỏi chỗ ẩn của Thái
Sơn Thần Ông. Sau ba ngày hỏi thăm hàng trăm tiều phu lên núi đốn củi mà không
có kết quả, họ quyết định thượng sơn tìm kiếm. Đã là tháng tư nhưng trên vùng
núi cao thời tiết lạnh lẽo, tuyết đã phủ đầy đỉnh núi như mái tóc bạc phơ.

Chuẩn bị quần áo ấm và lương thực xong, hai người khởi hành. Bốn ngày sau đã
lên được nửa đường, nhưng càng cao càng kém đi. Chiều đến, họ chán nản ngồi
nghỉ chân nơi một tản đá. Thiên Vũ bàn :

– Chúng ta nên chia nhau làm hai hướng, dù có kết quả hay không, ba ngày sau
gặp lại ở đây. Đại ca thấy sao?

Kinh Hạo biết chàng có lý nên tán thành. Gã đi về sườn nam còn chàng vòng qua
phía bắc. Sợ chàng không có vũ khí phòng thân khi gặp ác thú, nên gã rút trong
lưng ra một thanh tiểu đao cũ kỹ đen sì và nói :

– Thanh tiểu đao này tuy xấu xí nhưng là thần vật hiếm có sắt bén vô song. Ta
xin tặng cho Vũ đệ làm kỷ niệm.

Chàng cảm động nhận lấy, rút khỏi bao xem thử. Kinh Hạo nhặt một cục đá nhỏ
bằng nắm tay, bảo chàng chặt thử. Quả nhiên, cục đá đứt làm đôi mà lưỡi đao
không hề thương tổn. Thiên Vũ mừng rỡ, vuốt ve sống đao, bỗng chàng sơ ý đụng
vào mũi.

Đầu ngón tay trỏ tuôn máu. Kinh Hạo cười bảo :

– Vũ đệ đã tin lời ta nói rồi chứ?

Gã xé khăn băng lại cho chàng và ngạc nhiên khi thấy bảy nốt ruồi son nằm trên
lòng bàn tay hữu. Kinh Hạo suýt xoa khen ngợi :

– Vũ đệ thân tàng quý tướng, lo gì không trở thành thiên hạ đệ nhất nhân?

Đêm ấy, họ tắt lửa, ngủ trên sườn núi. Sáng ra, chia đôi lương thực mỗi người
mỗi ngã.

Thiên Vũ thầm khấn hương hồn song thân rồi rảo bước. Đến trưa, chàng nghe có
tiếng nước chảy liền tìm đến. Đường đi chằng chịt dây rừng, chàng phải rút
tiểu đao mở đường. Hơn một canh giờ mới thấy một thác nước trắng xóa, từ trên
cao hàng trăm trượng chảy xuống vực thẳm dưới chân. Phong thái thiệt hiểm trở
và tuyệt mỹ.

Chàng tìm chỗ thuận tiện bên bờ vực thẳm rồi giở lương khô ra ăn lót dạ và
uống vài chung chống lạnh. Ăn uống xong, chàng đeo tay nải hành lý vào định
tiếp tục tìm kiếm. Nhưng vừa đứng lên, quay lại đã thấy một con đại mãng xà
đang nhìn chàng với vẻ thèm thuồng. Thiên Vũ hoảng sợ bất giác lùi lại. Chàng
quên mình đang đứng cạnh bờ vực nên rơi xuống như một tảng đá. Do bản năng cầu
sinh chàng vung tay bám víu, vô tình nắm được một sợi dây leo, nhịp rơi chậm
lại, nhưng chỉ lát sau là hết chiều dài của dây. Thân hình chàng treo lơ lửng
trên sườn núi. Khi đã hoàn hồn, chàng đảo mắt quan sát, thấy mình còn cách mặt
nước vài trượng. Vốn quen thủy tính, chàng không hề sợ nước liền buông mình
rơi xuống. Hồ nước lạnh như băng khiến chàng phải mau chóng trồi lên vào bờ
nghỉ ngơi.

Nhìn lên cao thấy bốn bề vách đá dựng đứng, khỉ vượn cũng khó leo trèo. Tiếng
thác đổ xuống mặt hồ ầm ầm như thiên binh vạn mã. Là người kiên nghị, chàng
không vội tuyệt vọng, đi một vòng để tìm thông lộ. Đến cuối bờ tây của tây hồ
nước, chàng kinh ngạc khi thấy nước từ thác đổ xuống hình như chui cả xuống
đất, không trào thành suối. Chàng tự hiểu muốn thoát ra chỉ có cách chui theo
mạch nước ngầm. Nhưng phương thức này rất nguy hiểm, nếu đường dài quá chàng
sẽ chết vì thiếu dưỡng khí.

Cảm thấy nơi đây xa thác, đỡ ồn ào và ướt át vì bụi nước, chàng quyết định
chọn làm chỗ nghỉ ngơi. Cũng may hỏa tập bọc trong giấy dầu cẩn thận và lại là
loại đặc biệt của giới đạo chích nên vẫn cháy đều. Thiên Vũ gom cành khô nhóm
lửa, hong khô y phục và hành lý. Lương khô chỉ đủ trong bốn ngày, chàng nhìn
xuống hồ thấy mấy chục con cá lớn màu đỏ rực như máu, tự an ủi mình còn may
mắn.

Bốn ngày sau lương khô đã cạn, chàng dùng cây trâm bạc mà Yến Vân đã tặng làm
kỷ vật, uốn cong thành lưỡi câu, móc một con trùng đất to béo vào. Dây câu làm
bằng vải áo gấm nối lại. Đám hồng ngư chưa hề bị ai dọa dẫm, nên một con vui
vẻ nuốt trọn lưỡi câu. Thiên Vũ mừng rỡ giật mạnh cành cây, kéo cá vào bờ.

Dù không có gia vị nhưng món cá nướng này cực kỳ ngon ngọt. Ăn xong, chàng
bỗng nghe cơ thể ấm áp, tinh thần sảng khoái lạ thường.

Trong mười ngày chàng đã ăn hết ba chục con hồng ngư. Một hôm chàng vô tình
lấy tiểu đao ra múa vài chiêu trong Thiên Sơn kiếm pháp. Lạ thay, tiểu đao
vạch vào không gian phát ra những tiếng vo vo. Trước đây, mỗi lần xuất chiêu
không hề có hiện tượng này. Chàng thử ôn lại Thiên Biến Thần Bộ thì thấy nhẹ
nhàng như lưu thủy hành vân, mỗi bước nhảy xa đến hai trượng, nhún chân tung
mình cũng cao trên một trượng.

Thiên Vũ phấn khởi, hiểu rằng mình may mắn ăn được kỳ ngư nên công lực phát
sinh.

Chàng nhớ lời họ Kinh nói rằng những người công lực thâm hậu có thể nín thở
rất lâu, liền lao xuống hồ thử nghiệm.

Kết quả thật bất ngờ. Thời gian ở trong nước của chàng tăng lên gấp bốn, năm
lần. Thiên Vũ quyết tâm luyện tập thêm rồi sẽ liều thoát bằng mạch nước ngầm.
Sau khi ăn hết con hồng ngư cuối cùng, chàng cũng đã nín thở gần nửa canh giờ.
Nghĩ đến mối họa va cham đá ngầm và thành hang, chàng ra sức chặt rất nhiều
dây leo, đan lại thành một trái cầu to lớn. Lúc xuôi dòng, trái cầu này sẽ đi
trước che chắn cho chàng.

Dù biết chuyện sinh tử còn chưa rõ nhưng không thể ở lại đây được nữa vì chẳng
còn lương thực. Chàng bỏ lại tất cả hành lý, chỉ mang theo hỏa tập, ngân phiếu
và tiểu đao rồi phóng xuống hồ, kéo theo trái cầu dây rừng.

Miệng hang ngầm lại ở bờ phía nam nên thế nước chảy rất mạnh, Thiên Vũ hít một
hơi đầy chân khí rồi đẩy vật che chắn vào miệng hang rộng rãi. Dòng suối ngầm
cuốn chàng đi như một chiếc lá. Cũng may là dòng suối rất rộng và không có đá
ngầm nên chàng an toàn vượt qua hơn trăm trượng. Thấy chân khí đã cạn kiệt,
lồng ngực như muốn nổ tung, chàng mở mắt quan sát thì cách vài trượng có ánh
sáng mờ mờ. Vui mừng vì sắp thoát nạn, chàng cố gắng chịu đựng.

Quả nhiên, một lát sau, mạch ngầm trổ ra chân một vách đá, chảy thành dòng
suối, Thiên Vũ trèo lên bờ tìm đường xuống núi. Thân pháp chàng giờ đây rất
linh diệu nên dễ dàng nhảy nhót trên các tảng đá, chỉ đến chiều đã xuống dưới
chân núi.

Quan sát phương vị mặt trời lặn, chàng nhắm hướng chạy như bay về khách điếm
cũ. Trưởng quầy mừng rỡ hỏi han :

– Công tử đi đâu nửa tháng nay để Kinh đại gia sầu khổ, lo lắng. Ông ta đã
mướn trăm tiều phu vào núi truy tìm, hiện nay vẫn không bỏ cuộc.

Chàng cảm động bảo :

– Phiền chưởng quầy cho người vào núi báo cho Kinh đại ca biết tiểu sinh đã
trở về an toàn.

Nhưng tiểu nhị chưa kịp đi thì Kinh Hạo đã về đến. Gã mừng rỡ như điên dại,
bay đến ôm chặt lấy chàng :

– Vũ đệ làm ta lo lắng đến chết đi được.

Nhìn gương mặt hốc hác và đôi mắt đỏ ngầu của họ Kinh, chàng cảm kích nói :

– Tiểu đệ bị mãng xà doạ dẫm, hụt chân rơi xuống vực thẳm, may mà thoát chết
trở về. Lát nữa đệ sẽ kể rõ đầu đuôi.

Thấy chàng y phục rách rưới, tóc tai rối bù, gã bật cười :

– Chắc là một thiên cố sự ly kỳ, Vũ đệ mau vào trong tắm gội, thay áo. Ta sẽ
đặt một bữa tiệc mừng.

Lát sau, chưởng quầy cho dọn một bàn rượu thịt. Thiên Vũ kể lại sự việc, Kinh
Hạo vui mừng bảo :

– Hồng ngư mà đệ đã gặp thực ra chính là Hỏa Kim Ngư, kỳ vật mà mọi người
hằng mơ tưởng. Nay ngươi hữu duyên, ăn được đến hơn bốn chục con, bồi nguyên
kháng độc, lợi ích khó mà lường. Quả nhiên hoàng thiên hữu nhãn. Nếu tìm được
minh sư dạy dỗ, lo gì không tập đại thành.

Hôm sau, biết không thể tìm được Thần Ông, hai người rời Sơn Đông đi về hướng
tây bắc, ý muốn vượt Vạn Lý trường thành sang Tân Cương vào dãy Thiên Sơn tìm
sư tổ.

Đến ngày thứ năm, họ đã đến phủ Khai Phong bên bờ Hoàng Hà.

Ngày xưa, nơi đây đã từng có lúc là kinh đô của nhà Tống.

Trên đường đi, Kinh Hạo đã khảo nghiệm công lực của Thiên Vũ và biết rằng nếu
không có một bí pháp nội công thượng thừa hướng dẫn, thì luồng chân khí kia dù
hùng hậu cũng chỉ tản mát trong kinh mạch, không thể tụ tập lại ở đan điền để
tuỳ ý phổ vào kiếm chiêu hay chưởng pháp. Nó chỉ giúp chàng tăng cường thần
lực và cước pháp, nhưng như vậy cũng chưa bằng một cao thủ nhị lưu. Họ Kinh
thẳng thắn nói sự thật cho chàng biết để hun đúc tinh thần hiếu học. Kinh Hạo
không vào thành mà dẫn Thiên Vũ đến một gia trang ở ngoại thành. Đây là tư
dinh của một cao thủ có danh hiệu Hà Nam Nhất Hào Đào Bá.

Đến cửa trang, thấy một toán võ sĩ canh phòng cẩn mật, sắc mặt nghiêm trọng,
Kinh Hạo bước đến dò hỏi :

– Có đại sự gì mà mặt mũi các ngươi khó coi đến thế?

Nhận ra bằng hữu của Trang chủ, một gã võ sĩ ngượng cười đáp :

– Xin Kinh đại gia vào gặp chủ nhân sẽ rõ.

Kinh Hạo xăm xăm dắt Thiên Vũ nhập trang. Đến khách sảnh, thấy quanh chiếc bàn
đã có gần mười người ngồi uống rượu, sắc diện âm u, ủ rũ.

Người ngồi ở chủ vị là một đại hán râu rồng, mắt lộ, trông vô cùng uy mãnh.

Nhận ra cố hữu, gã mừng rỡ bật cười sang sảng :

– Tưởng ai hóa ra là Kinh đệ, đã hai năm không được gặp nhau, xin mời an tọa.

Dạ Miêu Nhi cười đáp :

– Tiểu đệ nhớ Đào ca nên ghé vào thăm nhưng hình như đến không đúng lúc?

Đào Bá thấy tướng mạo Thiên Vũ tôn quý, anh tuấn, đứng bên họ Kinh như phượng
với gà nên thắc mắc :

– Sao Kinh đệ không giới thiệu công tử đây cho ta được biết?

Thiên Vũ vòng tay thi lễ với mọi người rồi trả lời :

– Tiểu đệ là Lục Thiên Vũ, nghĩa đệ của Kinh đại ca, xin bái kiến chư vị.

Tỳ nữ đã dọn xong bát đũa, Đào trang chủ nâng chén mời. Cạn xong, Kinh Hạo hỏi
lại :

– Chẳng hay quí trang gặp phải tại họa gì, xin nói cho tiểu đệ tỏ tường?

Hà Nam Nhất Hào mỉm cười bảo :

– Khoan đã, để ta giới thiệu các vị này trước đã. Đây là Không Động bát kiếm
:

Cao Khải, Chu Vị, Đài Tiến, Trầm Châu, Ngô Vĩ, Lư Kỹ, Cừu Anh, Từ Vị. Họ đến
đây để giúp ta chống lại Nhị Tuyệt Nhân Ma.

Kinh Hào rúng động tâm thần :

– Sao đại ca lại dính vào lão ác ma đó?

Đào Bá cười khổ đáp :

– Ta nào muốn vậy, chỉ vì tiểu nữ nhan sắc hơn người, một hôm đi dâng hương ở
chùa Quang Tự trên Ngũ Đài sơn gặp lão. Nhân Ma biết Huệ nhi là nữ tử của ta
nên viết thư bức hôn, hẹn trưa mai này sẽ rước dâu.

Không Động Nhất Kiếm Cao Khải giận dữ vỗ bàn nói :

– Nhân Ma năm nay tuổi đã thất tuần, thê thiếp gần trăm, nay lại ỷ võ công
hiếp người quả là đáng giận.

Thiên Vũ bỗng hỏi :

– Tiểu đệ kiến văn kém cỏi, xin chư vị đại ca chỉ giáo lai lịch của Nhân Ma?

Kinh Hạo liền giải thích :

– Nhị Tuyệt Nhân Ma Đồng Kỳ Xương xưng hùng võ lâm đã mấy chục năm, cứ địa
của lão đặt tại Ma Cốc trên dãy Tần Lĩnh thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nổi danh nhờ
hai tuyệt kỹ là kiếm và độc dược, tính tình dâm ác, tàn độc. Đã ra tay là đuổi
tận giết tuyệt không kể gì đến đức hiếu sinh. Nhưng lão lại là con người cao
ngạo, biết giữ lời.

Đào Bá buồn rầu nói :

– Nếu nói về võ công chân chính thì anh em ta liều chết chống chọi cũng không
đến nỗi bại vong. Nhưng Nhân Ma sở trường dùng độc, làm sao đối phó được.

Cơm nước vừa xong thì đã đến chính ngọ. Một giọng cười âm u vọng vào, trước
cửa trang là một lão nhân râu ba chòm đen nhánh, áo đạo sĩ màu nguyệt bạch có
thêu vòng thái cực trước ngực. Mặt trắng như ngọc, đôi mắt dài lấp loáng vẻ tà
mỵ.

Nhị Tuyệt Nhân Ma cất tiếng hỏi :

– Đã đến giờ lành, sao chưa thấy bóng Huệ nương?

Mọi người đứng phắt dậy. Đào Bá cười vang đáp :

– Đào mỗ nào phải là kẻ tham sanh úy tử mà đem dâng ái nữ cho kẻ dâm ác như
tôn giá. Nay bọn ta muốn lãnh giáo cao nhân. Nếu thua, Huệ nhi sẽ thuộc về tôn
giá.

Sắc mặt quần hào đầy vẻ bi phẫn, như khẳng khái đi vào chỗ chết.

Nhân Ma cười khanh khách nói :

– Các ngươi muốn thế, ta cũng xin chiều.

Dứt lời, lão quay lưng bước ra sân.

Đào Bá dẫn các huynh đệ theo sau. Thiên Vũ thầm suy tính rồi hỏi nhỏ Kinh Hạo
:

– Đại ca, Hỏa Kim Ngư có kháng được chất độc của Nhân Ma hay không?

Họ Kinh có vẻ không tin tưởng lắm :

– Theo truyền thuyết võ lâm thì người ăn được kỳ ngư thì sẽ có tấm thân bách
độc bất xâm. Nhưng ta chưa tận mắt chứng kiến nên chưa nắm chắc.

Thiên Vũ gật đầu rồi bước ra phía trước, đối diện với Nhân Ma, vòng tay nói :

– Tiểu sinh là Lục Thiên Vũ, từ lâu nghe danh tiền bối chấn động võ lâm, sở
trường hai tuyệt kỹ. Nay xin đem tấm thân huyết nhục này lãnh giáo độc kỹ, nếu
may mắn thoát chết, xin tiền bối giải tỏa mối ân oán với Đào trang chủ.

Đào Bá không ngờ chàng thiếu niên này dám thử tài phóng độc của Nhân Ma nên vô
cùng bối rối. Gã định ngăn cản thì Kinh Hạo giật áo ra hiệu.

Nhị Tuyệt Nhân Ma thấy Thiên Vũ dung mạo, cốt cách đều như rồng phượng, ngôn
từ lễ độ, tôn xưng lão nên lòng rất cao hứng. Từ lâu, Đồng Kỳ Xương mong mỏi
tìm được người có căn cơ để truyền tuyệt nghệ, nay gặp đúng đối tượng, quyết
chăng bỏ qua. Lão cười khanh khách đáp :

– Tiểu tử đởm lược hơn người, ta đồng ý điều kiện của ngươi. Nếu sau ba lần
hạ độc mà ngươi vẫn an toàn, ta sẽ trở về Tần Lĩnh.

Không Động bát kiếm vì nghĩa thâm giao với Đào Bá nên đến đây tương trợ, nắm
chắc phần chết trong tay. Nay thấy Lục Thiên Vũ hào khí can vân, đứng ra đảm
nhiệm cục diện, lòng thấp thỏm hy vọng.

Đồng Kỳ Xương móc ra một lọ sành, trao cho đối phương một hoàn thuốc nhỏ bằng
hạt đậu màu đen và có mùi tanh hôi nồng nặc. Lão lạnh lùng bảo :

– Đây là Bách Xà Độc Hoàn, chưa phải loại độc nhất, uống vào ruột gan tan
nát, đau đớn vô cùng. Ngươi hãy thử xem.

Thiên Vũ cốt cách anh hùng, đâu thể thấy chết không cứu nên liều thử công dụng
của Hoả Kim Ngư. Chàng thản nhiên nhận lấy nuốt vào bụng. Qua một khắc thời
gian, thấy sắc mặt vẫn hồng hào, Nhân Ma thầm lo sợ Lão cười nói :

– Té ra tiểu tử cũng là cao thủ trong độc môn. Ta rất khâm phục, nhưng lần
này sẽ khó chịu hơn, chất độc Thất Bộ Truy Hồn Đơn chưa có người nào qua nổi.

Lão lại đưa ra một viên độc đơn màu xanh lam. Thiên Vũ uống vào, bình thản
bước đi, đã hơn mười bước mà không hề ngã xuống, liền quay trở lại vòng tay
nói :

– Tiểu sinh may mắn sống sót, xin tiền bối ban cho loại thứ ba.

Nhị Tuyệt Nhân Ma biến sắc, ngửa mặt lên trời cười như điên khùng :

– Giỏi lắm, không ngờ tiểu tử có tấm thâm bách độc bất xâm. Ta nhận bại,
nhưng xin hỏi lệnh sư là ai?

Thiên Vũ không hề tỏ ra cao ngạo, vẫn lễ độ trả lời :

– Cảm tạ tiền bối miễn cho lần thử thách thứ ba. Tiểu sinh chưa có sư phụ.

Đồng Kỳ Xương mừng rỡ :

– Tốt lắm. Xin hẹn ngày gặp lại.

Dứt lời, lão tung mình qua tường biến mất. Mọi người thở phào, xúm lại cảm ơn
Thiên Vũ. Đào Bá vái ba vái cung kính nói :

– Sinh mạng và thanh danh của bọn chúng ta là do Vũ đệ ban cho.

Không Động bát kiếm cũng vái tạ.

Thiên Vũ ngượng ngùng đáp lễ :

– Chư vị quá lời, tiểu đệ nhờ may mắn nên có chút công lao.

Cả bọn kéo vào đại sảnh. Đào Bá thét gia nhân ra vườn, đào lên mấy vò Nữ Nhi
Hồng chôn mười tám năm. Tai hoạ đã qua, bầu không khí vui vẻ nhộn nhịp hẳn
lên.

Hơn trăm mạng người trong gia trang đều nhìn Thiên Vũ với vẻ cảm kích biết ơn.

Lúc trưa, tâm sự nặng nề, có ai ăn uống được gì đâu. Nay mới là lúc uống cho
say.

Bàn rượu bày xong Đào phu nhân và tiểu thư bước ra. Tào thị là người đậm đà,
nước mắt đâm đìa, phục xuống lạy :

– Ơn đức của công tử như trời biển, tiện phụ xin nghi nhớ suốt đời.

Thiên Vũ sợ hãi bước đến đỡ bà dậy :

– Xin đại tẩu chờ đa lễ mà tiểu đệ mang tội.

Đào Huệ người dong dỏng cao, dáng vẻ tha thướt như cành liễu trước gió, dung
nhan xinh đẹp phi thường. Nàng quỳ sau mẫu thân thủ thỉ nói :

– Ơn tái tạo Huệ nhi xin ghi tạc.

Thiên Vũ luống cuống vòng tay đáp lễ :

– Tiểu thư chớ bận tâm chút công lao nhỏ mọn ấy.

Kinh Hạo cười vang bảo :

– Đại tẩu và Huệ nhi làm Vũ đệ của ta tổn thọ mất. Nếu có lòng, Huệ nhi ở lại
hầu rượu cho Lục công tử và bọn ta là đủ.

Đào Bá phần vì tri ân cứu mạng, phần vì khao khát có một chàng rễ quí như
Thiên Vũ nên chụp ngay cơ hội :

– Đúng lắm, phu nhân hãy vào trong nghỉ ngơi còn Huệ nhi rót rượu cho ta và
các vị thúc thúc.

Đào tiểu thư rót đầy các chén rồi đứng sau lưng phụ thân, đôi mắt huyền giả
như nhìn cửa sổ, nhưng lâu lâu lại liếc Thiên Vũ với vẻ ngưỡng mộ.

Thấy chàng xinh đẹp như tiên đồng, phong cách nho nhã, khiêm cung, lòng xuân
nữ rộn ràng say đắm, tự nhủ nếu lấy được chàng sẽ là diễm phúc một đời.

Thiên Vũ mang nặng oán cừu, lại có hôn ước với Yến Vân nên chẳng để ý gì đến
mỹ nhân, chỉ thầm khen Đào Huệ nhan sắc diễm kiều.

Chàng bình thản uống rượu, đàm đạo với mọi người, không một lần liếc mắt nhìn
người đẹp.

Đào Bá chú tâm quan sát, thấy chàng có vẻ dửng dưng, gã thầm khâm phục khí độ
quân tử nhưng không khỏi thất vọng.

Tửu lượng của Thiên Vũ cũng làm mọi người thán phục, chàng nói ít nghe nhiều
như cố thu thập thêm kiến văn. Đào Bá đã ngà ngà say xoay qua nói về cục diện
giang hồ :

– Mười mấy năm nay giang hồ thanh bình nhưng ta cảm thấy phong ba sắp đến.

Tử Vi môn của Triệu Bá lâu ngày càng bành trướng thế lực, hầu như lấn áp cả
phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Gần đây lại xảy ra nhiều vụ ám sát rất bí ẩn, và có
lời đồn đại về một tổ chức sát thủ, chuyên thực hiện những hợp đồng giết thuê.
Tuỳ theo địa vị của nạn nhân mà số bạc có thể lên đến hàng vạn lượng. Bản lãnh
bọn sứ giả rất cao cường, thủ đoạn lại hiểm độc, chưa có ai thoát chết cả.

Lão nhấp một hơi rượu rồi hỏi Kinh Hạo :

– Mười bảy năm nay, Kinh đệ ra sức tìm tung tích Thương minh chủ và bọn hắc
y, chẳng hay có kết quả gì chưa?

Dạ Miêu Nhi biết Thiên Vũ muốn giấu nên đáp :

– Rất tiếc là chẳng có manh mối gì. Tiểu đệ chỉ không hiểu bọn hắc y đông đến
mấy trăm người lại có thể im hơn lặng tiếng quá lâu như vậy.

Một ý niệm lóe lên trong đầu, Thiên Vũ nói :

– Theo thiển ý của tiểu đệ, có thể chúng đã xuất hiện từ lâu dưới một danh
nghĩa khác, vì chiêu bài của Khô Lâu Ma Quân, bọn hắc y không thể nào tồn tại
trong võ lâm được.

Mọi người sửng sốt trước lập luận của chàng và thầm công nhận.

Kinh Hạo hỏi lại :

– Chẳng lẽ Vũ đệ cho rằng, Tử Vi môn chính là hóa thân của đám hung thủ hắc y
đó sao?

Chàng gật đầu xác nhận :

– Đúng vậy, đằng sau lưng Triệu Bá Câu chính là truyền nhân của Cô Lâu Ma
Quân.

Đào Bá vỗ đùi khen :

– Quả là cao kiến, Vũ đệ đã nói chẳng sai. Không còn cách giải thích nào khác
nữa.

Không Động Nhị Kiếm là Chu Vị tán đồng :

– Sáng mai bọn tiểu đệ hồi sơn, sẽ ghé ngang Thiếu Lâm tự trình bày ý kiến
này, để Tuệ Không phương trượng xem xét.

Hôm sau, điểm tâm song đã cuối giờ mão, Không Động bát kiếm xuôi nam đến Tung
Sơn còn Kinh Hạo và Thiên Vũ vượt Hoàng Hà sang đất Hà Bắc. Đôi mắt Đào Huệ là
cả một bầu trời u uẩn, nàng nghẹn ngào nói lời tống biệt :

– Xin Lục công tử bảo trọng. Sau này có dịp ghé lại để tiểu nữ được phụng
bồi.

Đến chiều tối, hai người đã đến Hàm Đan, kinh đô nước Triệu hồi Chiến quốc.

Bắc Hà đại khách điếm là nơi dừng chân lý tưởng. Mấy trăm dặm đường làm họ mệt
mỏi nên ngủ rất say.

Sáng ra, Kinh Hạo thức dậy thì đã quá giờ thìn. Gã nghe đầu óc nặng nề, mụ
mẫm, biết ngay mình bị trúng thuốc mê, nhìn quanh không thấy Thiên Vũ và bọc
hành lý đâu, gã hốt hoảng chạy xuống hỏi chưởng quầy và đám tiểu nhị. Nhưng họ
không biết gì cả, Dạ Miêu Nhi dậm chân than trời, đoán chắc Thiên Vũ đã bị bắt
cóc đêm qua. Gã suy nghĩ hoài mà không đoán được hung thủ là ai.

Lúc này, Thiên Vũ đang ngồi đối diện với một lão nhân mặc đạo bào trong một
cánh rừng cách Hàm Đan ba chục dặm. Người đó chính là Nhị Tuyệt Nhân Ma, lão
nghiêm trang nói :

– Lão phu yêu mến cốt cách của ngươi nên muốn thu ngươi làm đệ tử chân
truyền, sao tiểu tử cứ mãi chối từ như vậy?

Thiên Vũ biết mình đã rơi vào miệng cọp, nếu từ nan e khó toàn mạng. Nhưng
chàng đường đường là con của Thần Kiếm Thương Thiên Long, một đời nghĩa hiệp,
đâu lẽ lại chịu bái ác ma làm sư phụ.

Chàng thầm tính toán rồi đáp :

– Lão tiền bối có lòng yêu thương, tiểu sinh rất cảm kích. Nhưng xin hỏi võ
công của tiền bối so với võ công của Thái Sơn Thần Ông thì thế nào?

Đồng Kỳ Xương giật mình, trầm ngâm một lúc rồi bảo :

– Công bằng mà nói, về võ học ta không bằng lão quỉ đó. Nhưng nếu song phương
giao đấu, lão cũng phải kiêng sợ độc kỹ của ta. Tại sao tiểu tử lại hỏi như
vậy?

Thiên Vũ bùi ngùi đáp :

– Tiểu sinh có một đại cừu nhân võ công tuyệt thế, nếu không bái được đệ nhất
kỳ nhân làm sư phụ thì chẳng mong báo được thù. Mong tiền bối lượng giải cho.
Nếu sau một năm, tiểu sinh tìm không được ai cao minh hơn, sẽ đích thân lên
Tần Lĩnh sơn thụ giáo.

Lời của chàng rất hợp đạo lý, nên Nhân Ma không bắt bẻ được. Lão đành phải
chấp nhận :

– Thôi được, ta đành phải chờ vậy. Không biết hậu vận thế nào, nhưng hôm nay
gặp gỡ cũng là hữu duyên. Ta tặng cho ngươi một vật để bày tỏ lòng thương mến.
Đây là cuốn độc kinh, tâm huyết một đời của ta, ngươi cố gắng học hỏi sẽ rất
hữu dụng trên chốn giang hồ hiểm ác.

Thiên Vũ thầm nghĩ, Thái Sơn Thần Ông còn phải e dè độc kỹ của Nhân Ma, thì
sao chàng không dùng để đối phó với Tình Ma mà báo phụ cừu. Chàng vui mừng bái
tạ rồi nhận lấy :

– Tiểu sinh xin hứa sẽ khổ công nghiên cứu, không phụ lòng yêu mến của tiền
bối.

Nhân Ma nhìn chàng với vẻ quyến luyến rồi tung mình biến mất.

Thấy hành lý tiền bạc đầy đủ, chàng quyết tâm một mình dấn bước, không quay
lại Hàm Đan tìm Kinh Hạo nữa. Thiên Vũ trở ra quan lộ, đi được vài dặm thì đến
một tiểu trấn. Chàng nghé vào tửu quán, gọi cơm nước, viết một phong thư nhờ
chủ quán cho người đem đến Đào gia trang để báo cho Dạ Miêu Nhi biết chàng vẫn
an toàn và đang đi về hướng Thiên Sơn. Chàng lại nhờ lão mua giùm tuấn mã.
Cuối giờ mùi, Thiên Vũ khởi hành. Trên đường đi, chàng gặp rất nhiều võ sĩ mặc
võ phục màu tím, trước ngực có thêu một ngôi sao, chàng thầm đoán họ là môn
nhân của Tử Vi môn.

Trời tháng năm nắng như lửa đốt, chợt thấy một quán rượu đàng xa liền thúc
ngựa chạy đến. Trước cửa quán có một con lừa đen xấu xí. Chàng cột tuấn mã rồi
bước vào.

Trong quán chỉ có vài người, có lẽ là khách giang hồ vì trên vai mang đao
kiếm. Đáng chú ý nhất là một lão nhân cao gầy, đỉnh đầu hói bóng chỉ còn một
hàng tóc bạc lưa thưa bao quanh. Tiết trời nóng nực mà lão lại khoát một chiếc
áo lông cừu dày cộm.

Trước mặt là vò rượu năm cân mà không hề có thức nhắm. Gương mặt nhăn nhúm như
trái táo khô, chiếc mủi to quá khổ đỏ rực như chu sa.

Thiên Vũ ngồi xuống bàn cạnh cửa sổ, gọi rượu thịt. Khi tửu bảo đem đến, chàng
hỏi nhỏ :

– Sao lão trượng kia uống rượu mà không hề có món đưa cay?

Tên tửu bảo thì thầm :

– Công tử không biết đó thôi, lão chỉ đủ tiền mua năm cân rượu vào loại ngon
nhất. Tiểu nhân có bảo lão bớt uống đi để thêm thức ăn. Nhưng lão nói, rượu
Phần lâu năm phải ăn với cá chép Hoàng Hà nướng. Món này bổn quán cũng có
nhưng giá còn đắt hơn cả vò rượu.

Thiên Vũ cười bảo :

– Ngươi bảo chủ quán nướng cho ta hai con, một đem sang cho lão trượng. Người
đã quá già rồi, nên ăn ngon một chút.

Lát sau, tên tiểu bảo bưng món cá nóng hổi, thơm tho lên đặt xuống bàn lão
nhân :

– Đây là tặng phẩm của chàng công tử bên kia. Xin lão trượng nhận cho.

Lão nhân tươi cười gật gù :

– Tốt lắm, ta thấy y có lòng thành nên vui lòng nhận.

Dáng điệu của lão giống như đã ban ơn cho Thiên Vũ. Mọi người đều tức cười khi
tiểu bảo bưng con thứ hai lên bàn Thiên Vũ thì lão đã ăn xong phần mình. Lão
gọi ơi ới :

– Này tửu bảo, có đủ đôi mới đúng đạo âm dương của trời đất. Lúc nãy là con
trống còn con này là con mái, sao ngươi không bưng sang đây?

Thiên Vũ mỉm cười ra hiệu, tửu bảo quay lại, đem đến bàn lão nhân.

Lần này lão ăn rất chậm rãi, mút sạch từng chiếc xương cá. Thấy chàng đã gọi
đến vò thứ hai, và trên bàn cũng chỉ mấy món ăn rẻ tiền hơn cá chép, lão giật
mình cao giọng :

– Này chàng công tử kia, ta thấy ngươi có vẻ keo kiệt, tự mình không dám ăn
mà lại tặng ta hai con cá chép to? Hay ngươi muốn hí lộng lão già này?

Chàng mỉm cười móc ra một đĩnh bạc mười lượng đặt trên bàn rồi kính cẩn nói :

– Xin lão trượng an tâm, tiểu sinh hoàn toàn chỉ vì lòng kính lão.

Lão nhân mắt sáng lên, bước qua ngồi trước mặt chàng rồi gọi tửu bảo :

– Các ngươi mau dọn thêm những món ăn ngon nhất, sao cho đủ mười lượng bạc
thôi. À quên. Nhớ mang thêm hai vò rượu ngon nữa.

Từ chủ quán đến khách nhân đều cười thầm chàng công tử ngu khờ hôm nay gặp
phải bợm già.

Nơi đây gần Tử Vi sơn trang, trọng địa của Tử Vi môn nên trong đám khách giang
hồ, có người tức giận nhưng cũng không dám phát tác với lão già.

Thiên Vũ vẫn tươi cười đàm đạo với lão nhân. Mỗi người uống hết vò thứ hai,
lão đưa ngón tay ra khen ngợi :

– Tửu lượng của tiểu oa nhi khá lắm. Ta rất khoái ngươi, vì vậy ta tặng cho
ngươi một vật quý. Lát nữa, ta đổi con lừa của mình lấy con tuấn mã của ngươi.
Lúc này ta đang rỗng túi nên tiểu oa nhi phải đưa ta thêm năm trăm lượng bạc.
Đó là vì ta thấy ngươi có lòng thành, biết tôn trọng bậc trưởng thượng. Chứ
nếu là người khác, ngàn lượng vàng ta cũng không bán.

Khách nhân trong quán đều nghe rõ nên buột miệng cười ồ lên, thì thầm bàn tán
và chờ xem chàng công tử kia khờ dại đến mức nào.

Thiên Vũ điềm đạm hỏi :

– Thưa lão trượng, chẳng hay con lừa đen của người có đặt điểm gì quí giá?

Lão nhân vuốt râu cười :

– Hắc nhi thông minh tuyệt đỉnh, hiểu được tiếng người, sức đi ngàn dặm. So
ra nó còn quí hơn cả Hoả Kim Ngư nữa.

Thiên Vũ nghe nhắc đến Hoả Kim Ngư, biết ngay lão già là một kỳ nhân. Nhưng dù
chàng có nhầm lẫn đi nữa cũng chả đáng gì. Lão nhân tuổi đã qua bát tuần, nếu
có năm trăm lượng cũng đỡ vất vả. Chàng kính cẩn đáp :

– Cảm tạ lão trượng ban cho linh vật, tiểu sinh xin nhận lời.

Mọi người tưởng đâu lão sẽ rất vui mừng, ngờ đâu lão nhân lại sửng sốt, dường
như bị hớ. Lão vò đầu bứt tóc lẩm bẩm :

– Chết ta rồi, không ngờ tiểu tử lại tinh minh hơn cả lão già này nữa. Năm
nay đúng là xui xẻo. Thế là mất toi thần vật.

Thiên Vũ móc túi lấy một tờ ngân phiếu năm trăm lượng, hai tay đưa ra. Lão
nhân thoáng thấy bảy nốt ruồi son liền chụp lấy tay chàng xem kỹ rồi ngựa cổ
cười như điên dại, hàm ý hân hoan, nhưng mắt lại long lanh ngấn lệ :

– Té ra là ngươi, thảo nào ta mắc bẫy.

Lão nhận lấy ngân phiếu, lôi chàng ra ngoài, ôm Hắc nhi thì thầm một hồi rồi
quay sang bảo chàng :

– Hắc nhi tuổi đã năm mươi, ngươi phải gọi là Hắc thúc, nếu không nó sẽ không
cho ngươi cỡi đâu.

Chàng lại gần mỉm cười vuốt ve con lừa và nói :

– Hắc thúc, ta là Lục Thiên Vũ xin được làm quen.

Hắc lư hài lòng hí lên ba tiếng, cọ đầu vào ngực chàng. Thấy con vật thông
linh, chàng rất cao hứng. Lão nhân cười khà khà trèo lên tuấn mã bảo :

– Hảo hài tử, xin tạm biệt.

Dứt lời, lão thúc ngựa đi thẳng. Lúc này những người trong quán đổ ra trách
móc chàng :

– Công tử tướng mạo sáng sủa sao lại khờ dại đến nỗi mắc bẫy lão già kia.

Chàng cười mát đáp :

– Cảm tạ chư vị quan tâm, nhưng Hắc Lư đúng là thần vật.

Chàng leo lên lưng lừa rồi nói :

– Hắc thúc hãy phi nước đại cho mọi người biết tài.

Thần Lư phóng đi như một làn gió, để lại đám bụi mù sau lưng.

Ba ngày sau, Thiên Vũ vượt qua Thái Hoàng sơn, dừng chân bên bờ sông Hoàng Hà,
bên kia chính là đất Thiểm Tây. Trong lúc bôn hành, chàng nghiên cứu độc kinh
thấy hai phần chế biến độc và giải độc dược. Sợ độc kỹ thất lạc vào tay kẻ
khác sẽ di hại cho đời nên chàng dụng tâm học thuộc rồi đốt đi.

Chàng thúc lừa đi dọc bờ sông để tìm đò, ngang một cánh rừng thưa chợt nghe
một tiếng cười dâm ác. Chàng nhìn vào, thấy sát bìa rừng có bốn đại hán mang
đao đang vây quanh một nữ lang áo vàng. Nàng có vẻ sợ hãi, nắm chặt cương
ngựa. Tự hiểu võ công chẳng bằng ai, nhưng từ ngày biết mình là con của Thần
Kiếm, chàng quyết tâm noi theo gương hiệp khách của phụ thân.

Thiên Vũ giục lừa lại gần. Một giọng khả ố vang lên :

– Mỹ nhân nếu muốn toàn mạng thì mau theo ta về thủy trại. Hoàng Hà tứ giao
sẽ không bạc đãi nàng đâu.

Thoáng thấy bóng người, nữ lang gọi lớn :

– Công tử, xin cứu thiếp.

Hoàng Hà tứ giao đồng loạt quay lại, thấy đối phương chỉ là một bạch diện thư
sinh, tay không vũ khí lại cởi con lừa đen xấu xí liền bật cười hô hố :

– Tưởng vị đại hiệp nào, hóa ra chỉ là một gã học trò mặt trắng.

Thiên Vũ thấy Tứ giao thân hình vạm vỡ, râu ria đầu mặt, trông rất hung ác.

Chàng vòng tay chào :

– Tiểu sinh tình cờ đi ngang qua đây, thấy chư vị ỷ chúng hiếp cô, khinh mạn
nữ nhân nên xin có lời can ngăn. Thiên đạo tuần hoàn, ác giả ác báo. Chư vị
nên nghĩ lại mà quay về nẻo chính.

Đại giao quát lớn :

– Câm ngay, tên mọt sách kia đừng giở giọng dạy đời. Nếu không cút đi ta sẽ
chẳng nương tay.

Y là người nham hiểm, chưa dứt lời đã vung đao chém liền. Thiên Vũ đã đề phòng
nên tung mình xuống đất, rút tiểu đao chống trả. Chàng phối hợp Thiên Biến
Thần Bộ với Thiên Sơn kiếm pháp, nhất thời áp đảo đại giao. Thấy vậy ba tên
còn lại nhảy vào trợ chiến. Chàng chưa một lần giao chiến, chỉ ỷ vào thần lực
múa tít tiểu đao, sử dụng cả hai pho Thiên Sơn và Ngọc Nữ kiếm pháp. Dù không
đã thương được địch thủ nhưng Thiên Biến Thần Bộ cũng giúp chàng né tránh rất
tài tình. Đã năm chục hiệp mà chưa hạ nổi chàng, Tứ giao nóng ruột lăn sả vào.
Thiên Vũ bắt đầu luống cuống, chàng nghiến răng xuất chiêu Thiên Sơn Nhật
Xuất, tiếng đao kiếm chạm nhau vang dội. Hoàng Hà tứ giao rú lên thảm thiết
rồi lăn ra chết tốt. Chàng ngơ ngác vì biết rằng tiểu đao của mình chưa hề
chạm vào da thịt của đối phương.

Hoàng y nữ lang vỗ tay tán dương rồi vái tạ :

– Công tử võ công cái thế, thiếp xin đội ơn tương trợ. Tiện thiếp tên gọi là
Sở Phi Hương, xin ân nhân cho biết danh tánh.

Thiên Vũ bối rối lắc đầu :

– Cô nương lầm rồi, chắc có một cao nhân ẩn mình giúp đỡ, chứ thực ra đao của
tiểu sinh chưa hề vấy máu.

Nữ lang không khỏi khâm phục lòng chính trực của chàng. Nàng ra vẻ ngây thơ
nói :

– Công tử quá khiêm tốn, tiện thiếp nào có thấy ai đâu? Thôi chúng ta mau rời
khỏi nơi này, kẻo đồng đảng của chúng kéo đến lại phiền đến công tử ra tay.

Chàng xưng tên xong liền lên lưng Hắc nhi, cùng nữ lang phi nước đại. Đến bến
đò, hai người sang bên kia sông mời thở phào nhẹ nhõm.

Trời đã hoàng hôn, dừng chân trước Long Hưng tửu lầu, Thiên Vũ nói :

– Mời cô nương cùng tiểu sinh dùng bữa.

Nàng nhẹ nhàng gật đầu, xuống ngựa theo chàng vào trong.

Tửu lầu có hai tầng, chàng bước lên trên, chọn một bàn nơi lan can để hóng gió
sông Hoàng. Cơm rượu dọn xong thì trời cũng xẫm tối, đèn lồng được thắp sáng
lên, soi sáng ngượng mặt kiều diễm của Phi Hương.

Chàng róc rượu mời, nữ lang thẹn thùng nói :

– Tiện thiếp không biết uống rượu nhưng cũng xin được hầu tiếp công tử một
chung.

Đôi trai gái vui vẻ đàm đạo, càng lúc Phi Hương càng say đắm chàng công tử
khác thường này.

Gió sông lồng lộng thổi về, trăng non như lơ lửng trên mặt sóng cuối trời xa.

Thiên Vũ ngà ngà say, nhìn Phi Hương mà nhớ đến Yến Vân vô vàn. Chàng bắt đầu
cảm thấy nhan sắc mỹ nhân trước mặt không kém gì người trong mộng của mình.
Mỗi người mỗi vẻ, xuân lan, thu cúc mặn mà cả đôi. Mắt phượng long lanh nhìn
chàng âu yếm và tình tứ, khiến lòng quân tử không khỏi bồi hồi. Lục Thám Vi là
một thư sinh nhưng chán ghét lối học từ chương. Chỉ chú trọng tâm đạo và lấy
thi phú làm niềm vui.

Điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến Thiên Vũ. Chàng là người thiên tính
đỉnh ngộ, trong sáng nên cảm nhận được cái đẹp của thi ca và thiên nhiên. Đêm
nay đối ẩm với người ngọc, bất giác tâm tình thoải mái, buột miệng khẽ ngâm
hai câu thơ trong bài Khiển Hoài của Trương Kính Trung đời Đường.

Lạc phách giang hồ tái tửu hành

Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh

Phi Hương biết chàng muốn ám chỉ mình nên khúc khích cười bảo :

– Công tử vì thiếp mà ngâm vịnh hay nhớ đến người nơi cố hương?

Chàng giật mình nghiêm mặt đáp :

– Yêu cái đẹp là bản chất của con người. Tiểu sinh không phải là gỗ đá nên
không khỏi mềm lòng trước dung nhan tuyệt thế của cô nương. Nhưng nơi cố quận
đã có người tựa cửa ngóng chờ nên không dám đa mang.

Sở Phi Hương cười bảo :

– Công tử lòng dạ trong sáng như nhật nguyệt, tiểu nữ vô cùng kính phục.
Nhưng sự đời chẳng qua là một chữ duyên đưa đẩy, có muốn cưỡng lại cũng không
được. Hơn nữa, đấng anh hùng năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Công tử
là người khoáng đạt sao không hiểu điều đó? Tiện thiếp rất ái mộ nhân phẩm của
người, nhưng cũng xin chờ một chữ nhân duyên. Giờ đây xin cáo biệt.

Thiên Vũ không ngờ nàng lại thẳng thắn như vậy, chàng tỏ vẻ lo lắng :

– Đêm đã khuya, cô nương đi một mình sao tiện.

– Công tử chớ lo, nơi đây là thị trấn, bọn cuồng đồ không dám làm càn. Thiếp
sẽ cư ngụ nơi khách điếm, sáng mai sẽ khởi hành.

Dứt lời, nàng quay gót bỏ người xuống lầu đi mất. Thiên Vũ thở dài, uống thêm
vài chung rồi gọi tiểu nhị tính tiền. Cũng may tửu quán có dự trữ mấy phòng
nhỏ dành cho các khách nhân say quá không về dược. Đêm ấy chàng ngủ lại Long
Hưng tửu lâu.

Đang có 0 bình luận
Image

Lời bình luận giới hạn từ 15 đến 500 kí tự.