Quốc khố có tiền mới có thể giải quyết vấn đề biên họa, Năm Long Khánh thứ 4, Đại Minh thu phục Hà Sóc, bắt sống Yêm Đáp hãn, mở cửa thông thương, biên cảnh tây bắc từ nay không còn nạn đao binh nữa.
Triều đình từ đó có thể tập trung binh lực ở Kế Liêu đả kích Thổ Man, Đóa Nhan, Nữ Chân. Các danh tướng đương thế như Thích Kế Quang, Mã Phương tiếp tục tỏa sáng đuổi người Mông Cổ ra ngoài trường thành 200 dặm, từ sau biến cố Thổ mộc bảo, lần đầu tiên khôi phục an toàn.
Cùng lúc đó phản loạn Vi Ngân Báo từng oanh động thiên hạ bị dẹp, các nước Nam Dương thần phục, uy nghiêm Đại Minh đuổi kịp thời kỳ Vĩnh Lạc đại đế.
Tất cả những điều đó làm triều Long Khánh thực sự khác với triều Gia Tĩnh. Đương nhiên trong thời gian ngắn như thế thay da đổi thịt là không thể, nhưng cái đế quốc cổ xưa này đúng là ở các phương diện đều đang bừng bừng sức sống, chỉ cần cho thêm thời gian, ắt tạo nên thịnh thế chưa từng có.
Đáng tiếc nguy cơ cũng bám theo sát gót, giống như tính cách của Cao Củng vậy, quá nhanh quá vội, nhanh tới mức làm quan niệm của rất nhiều người không theo kịp, cải cách càng mạnh mẽ dứt khoát càng tổn hại lợi ích của nhiều người.
Thậm chí trong nội bộ tập đoàn cải cách cũng chia ra nhiều con đường khác nhau, quyền lãnh đạo tồn tại chia rẽ nghiêm trọng.
Nhưng tất cả mọi vấn đề đều có thể khắc phục khi Long Khánh còn khỏe mạnh, vì hoàng đế mặc dù không có sức ngăn cản tranh đấu giữa các đại thần, nhưng hắn biết nên kiên định ủng hộ ai, đồng thời bảo hộ cho người đó, điều này khiến cho triều đình không tới mức lún vào tranh đấu không ngừng, các thần tử quyết ý cải cách không phải lo hãm hại, tăng tốc tiến lên.
Khi Long Khánh khỏe mạnh không ai cảm thấy sự quan trọng của hắn, nhưng khi hắn vừa xảy ra vấn đề, ngươi sẽ phát hiện tất cả sẽ rối tung hết.
Đối với Đại Minh mà nói, Long Khánh chính là người như thế.
~o0o
~Kinh thành tháng sau chính là mùa nóng bức ngột ngạt nhất trong năm, mặt trời phun lửa xuống dất, hơi nóng hầm hập, cát bụi mù mịt, cây cối hai bên đường đều bị mặt trời làm thoi thóp …
Loại thời tiết này làm người đi trên đường rất thưa thớt, vì đề phòng trúng nắng, các thương lữ thà lên đường vào sáng sớm hoặc tối muộn, chỉ có những người số khố không còn cách nào mới đành ra đường, Thẩm Mặc là một trong số đó.
Sáng sớm hôm nay y tới được Thông Châu, vì tránh quan viên nghênh tiếp, y không xuống thuyền từ bến, mà ngồi thuyền nhỏ cập bở, sau đó lên xe ngựa chờ sẵn, lặng lẽ rời Thông Châu.
Ki vừa mới rời thành Thông Châu, vì trời còn sớm, gió mát lồng lộng, mặt trời ấp áp, nhưng hai canh giờ sau thì khác hẳn, trong xe nóng như lồng hấp, rèm bốn xung quanh vén lên mà chẳng kiếm nổi một ngọn gió, ngồi im một chỗ mà cũng toàn thân đầy mồ hôi.
May là Thẩm Minh Thần tới đón tiếp rất chu đáo.mang theo nước ô mai, dưa hấu ướp lạn và đá, ít nhất khiến lòng người mát mẻ, không tới mức làm đầu óc lú lẫn khi nói chuyện.
Vương Dần ít ra khỏi cửa cũng xuất hiện, ông ta tay không ngừng phẩy quạt mà mồ hôi vẫn ra như tắm, nhưng ông ta kệ khó chịu trên người, tranh thủ thời gian giải thích thế cục kinh thành cho Thẩm Mặc …
Mặc dù có báo cáo định kỳ, nhưng một số thứ phải nói trước mặt mới rõ được.
– Mấy năm qua thay đổi của triều đình đúng là rất rõ ràng, nhưng cải cách của Cao các lão, nói thực là quá gấp, chuốc lấy quá nhiều kẻ địch.
Vương Dần thong thả nói:
– Chưa tới 4 năm đã có hơn 1000 quan viên ngã ngựa, số lượng nhiều hơn 100 trước cộng lại, sao chẳng khiến quan viên căm hận? Đo đạc ruộng đất tra ra mấy trăm vạn mẫu ruộng không đăng ký, sao chẳng khiến đại hộ căm hận? Mặc dù không phải do đích thân ông ta làm, nhưng người ta dồn hết tội lên đầu ông ta rồi. Nếu là người khác khả năng không chịu nổi nữa, nhưng Cao Củng tuy chí dương chí cương nhưng bảo không ảnh hưởng chút nào là không thể.
– Hơn nữa mấy năm qua Cao Củng cũng có thay đổi, ông ta làm thủ phụ kiêm thiên quan, tất nhiên khiến kẻ khác dèm pha, càng có nhiều kẻ làm lớn vấn đề, muốn ông ta giao ra quyền lực. Thêm vào cải cách đắc tội quá nhiều người, lúc nào cũng có người đàn hặc ông ta, khiến tâm tình Cao Củng rất tệ, càng trở nên hẹp hòi, dễ nổi giận, đụng vào là chết. Sựa kiện phát sinh mùa đông năm ngoái là ví dụ tốt…
– Nói tới việc đó …
Thẩm Minh Thần hớn hở:
– Đúng là trò cười lớn nhất thiên hạ, thể diện Cao các lão mất sạch …
Vì thế hăm hở kể lại.
Mùa đông năm Long Khánh thứ năm, ngày 15 tháng chạp theo thông lệ đó là ngày lục khoa và nội các hội ấp theo..
Sáng sớm hôm đó khoa trưởng và các khoa viên tới nội các tới bái kiến các thừa tướng. Lúc này trong nội các có năm vị, Thẩm Mặc không ở kinh thành, Cao Nghi bệnh nặng xin nghỉ, chỉ còn lại Cao Củng, Trương Cư Chính, Trương Tứ Duy đang tối mày tối mặt vì cải cách, vì thế bổ xung thêm một vị nữa.
Chẳng phải ai khác chính là đế sư Ân Sĩ Chiêm, vị này năm xưa hối lộ thái giám nên bị chặn ngoài cánh cửa nội các, tới địa phương chăm chỉ làm một kỳ, chính tích phong phú, đường đường nhập các, người khác không nói được gì.
Ân Sĩ Chiêm mang đầy hùng tâm tráng chí nhập các, từ nay cho rằng có thể định quốc an bang, làm nên một phen sự nghiệp.
Ai ngờ lúc này nội các do Cao Củng làm độc tài, mà hắn lại thuộc phái bảo thủ, cực kỳ ngứa mắt với biện pháp cải cách của Cao Củng, vì thế cãi nhau liên miên.
Ban đầu Cao Củng còn kiên nhẫn giải thích, nhưng về sau phát hiện ra hai bên không thể đái cùng bô được, nên chẳng phí nước bọt nữa, coi như nội các không có người này.
Nhưng Ân Sĩ Chiêm là người Sơn Đông, rất ương bướng, cho rằng Cao Củng là kẻ hại nước họa dân, nguy hại cho xã tắc, nên phàm là cái gì Cao Củng đề xướng thì hắn phản đối, cái gì Cao Củng phản đối thì hắn ủng hộ, không cần quan tâm đúng sai gì hết.
Cao Củng mấy năm qua duy ngã độc tôn quen rồi, sao chấp nhận có cái thứ làm mất hứng ở trước mắt, vì thế quyết định cho Ân Sĩ Chiêm biết tay.
Những năm qua ông ta đã thay ngôn quan từ trên suốt dưới khắp một lượt, gài vào trong đó rất nhiều môn sinh của mình, chẳng cần ông ta động thủ, chỉ cần lộ chút ý tứ, đám thủ hạ lập tưc nhảy ra đàn hặc tên Ân Sĩ Chiêm mù mắt kia.
Nhưng Ân Sĩ Chiêm là đế sư, đâu có dễ bị hạ, sau khi tấu chương dội xuống, vẫn bình an vô sự. Lúc này Hàn Tiếp môn sinh đắc ý của Cao Củng tuyên bố chuẩn bị ra tay, muốn một đòn hạ địch, một bản tấu là cho Ân Sĩ Chiêm cuốn xéo.
Tấu chương tất sát còn chưa dâng lên, lời này đã lan đi khắp kinh thành, ai ai cũng biết, nên hôm nay hội ấp Ân Sĩ Chiêm vừa nhìn thấy Hàn Tiếp là giận sôi gan.
Ân Sĩ Chiêm thấy Hàn Tiếp hành lễ với Cao Củng xung quay sang trừng mắt với mình, liền trừng mắt lại. Giữa chốn đông người Hàn Tiếp không thể cứ thể quay người bỏ đi, bất đắc dĩ khom lưng thi lễ với Ân Sĩ Chiêm:
– Chào Ân các lão.
Hắn nói xong, đáng nhẽ Ân Sĩ Chiêm phải chào lại, sau đó đối phương đứng thẳng dậy tiếp tục hành lễ với mấy vị các lão khác, nhưng Ân Sĩ Chiêm không nói gì, Hàn Tiếp không thể đứng thẳng dậy, mọi người vốn chú ý tới hai vị oan gia này, thấy thế đều yên tĩnh đợi xem.
– Hàn khoa trưởng.
Thấy mọi người nhìn về phía này, Ân Sĩ Chiêm tựa hồ không muốn làm lớn chuyện, Hàn Tiếp thở phào nhưng chưa kịp đứng thẳng dậy thì Ân Sĩ Chiêm đã nói tiếp:
– Nghe nói khoa trưởng rất có ý kiến với ta, tuyên bố muốn tấu lật nhào ta, ông bất mãn với ta cũng chẳng sao, nhưng cẩn thận bị người khác lợi dụng.