Sáng sớm ngày hôm sau, trên đường phố chủ yếu của huyện Hội Kê xuất hiện một tờ tờ giấy lớn, khiến người dân ùn ùn xúm quanh xem. Trong thành Thiệu Hưng nhiều người biết chữ, cũng không cần phải đặc biệt đi mời cũng có người lớn tiếng đọc cho mọi người quanh quanh nghe…
“Người Thiệu Hưng từ xưa xưng Hội Kê, bách tính an cư lạc nghiệp, toàn thành đêm không cần đóng cửa. Nhưng người Sơm Âm vô sỉ, ngang ngược vô lễ, cắt nửa thành Hội Kê chúng ta để ở. Không biết xấu hổ, quên đi cái ân thu nhân của hương thân chúng ta, bao phen khinh hiếp, nhiều lần gây sự, đối đãi người Hội Kê ta như kẻ thù. Ngươi Hội Kê lòng dạ bao dung, lần nào cũng nhẫn nại, hi vọng chúng quay đầu hối cải, thay đổi bản thân …
“Thế nhưng, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, sài lang thành tính, sao phục thiện được? Sơn Âm thấy chúng ta khoan dung mà bắt nạt, thấy chúng ta nhẫn nhịn mà ức hiếp. Càng ngày càng tệ, vô pháp vô thiên. Mấy kẻ hung bạo bọn chúng, vài ngày trước tiến vào địa phận Hội Kê chúng ta, trước mặt bao người, ngay trên chợ lớn Hoàng Thành, ngang nhiên đánh bị thương lẫm sinh Thẩm Hạ của huyện ta cùng với mấy con cháu.
“Nếu chẳng phải nghĩa sĩ Diêu Trường Tử của bản huyện xông ra, chống lại ác đồ, nếu chẳng phải có phụ lão bản huyện, ra tay trợ giúp. Thẩm tướng công ắt hồn quy suối vàng, âm dương cách biệt với chúng ta rồi. Thẩm tướng công đúng là may mắn sống sót, song trọng thương cũng là thật, xương cốt đứt đoạn ngũ tạng nội thương, thoi thóp nằm trên giường, hồn vẫn quanh quẩn bên Quỷ Môn quan, sinh tử còn chưa rõ. Làm người ta nhìn mà đau lòng, nghe mà rơi lệ…”
” Lâm sinh là ai chứ? Thái tổ ra lệnh khoan dung, quê nhà có ai không kính phục, đều là tinh anh của huyện ta. Vậy mà giặc Âm Sơn bất chấp cả thiên hạ, công khai đánh đập trước miếu Thành Hoang! Chúng vũ nhục Thẩm tướng công sao? Kỳ thực bọn chúng vũ nhục toàn bộ mấy chục vạn phụ lão Hội Kê ta đó!”
“Đây là đại sỉ nhục của huyện ta! Thù này không báo, thiên lý nan dung, nhục này không trả, phụ lão Hội kê ta còn thể diện gì đứng trên đời?”
“Ngoài ra, đám giặc cướp Sơn Âm đó ngày hôm qua bắt cóc nghĩa sĩ Diêu Trường Tử, tới nay nghĩa sĩ ở đâu vẫn chưa rõ, hành động tàn ác của đám giặc cướp lộ rõ hoàn toàn. Sự ngông cuồng của chúng làm nhân thần công phẫn, thiên địa biến sắc. Lật hết sử sách cổ kim, cũng không có chuyện như thế. Mạng sống của Trường Tử, làm người ta lo lắng không thôi.”
“Hiện giờ phụ lão Hội Kê chúng ta phải đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đánh trả giặc cướp Sơn Âm không thể nhận nhịn được nữa! Nếu như đưa Trường Tử không tổn hại tới một cọng tóc trở về, thì tội muôn phần chết vẫn có chỗ có thể dung thứ. Nếu không chịu tỉnh ngộ, đi vào con đường cũ, nếu ngồi yên bỏ mặc chuyện hôm nay, ắt di họa tới mai sau. Xin hỏi Thiệu Hưng ngày nay là thiên hạ của nhà nào?
Bài văn này vừa xuất hiện, toàn thành xôn xao.
Mặc dù quan phủ phản ứng cực nhanh, hai khắc sau đã đem tất cả bài hịch thu sạch sẽ, thế nhưng những trường đoạn mạnh mẽ hùng hồn đã thấm sâu vào lòng mỗi người nghe thấy nhìn thấy, đồng thời mau chóng lan đi toàn huyện.
“Xin hỏi Thiệu Hưng ngày nay là thiên hạ của nhà nào?” Câu tuyên ngôn đầy sức cổ vũ này mau chóng được toàn huyện hưởng ứng. Những chuyện không vui trước kia của hai huyện bị lật ra từng cái từng cái một. Ngọn lữa phẩn nộ trong lòng người dân càng bừng bừng thiêu đốt. Tiếng hô giải cứu Diêu Trường Tử ngày càng vang vọng.
Rất nhanh từng tờ khẩn cầu của các thân sĩ, từng là thỉnh nguyện của các tú tài, bay tới bàn huyện thái gia ào ào như tuyết đổ. Lấp hết lấy văn thư công vụ, làm cho huyện thái gia trước nay tự cho mình “vô vi” cũng hết sức căm tức.
Vị huyện thái gia này họ Lý tên Bằng Trình, tên chữ là Vân Cử, nguyên quán Tam Minh – Phúc Kiến. 8 tuổi học vỡ lòng 16 tuổi đi thi, trúng sinh viên trước tuổi 20. Coi như là một mở đầu tốt đẹp cho học sinh . Sau đó lại dùi mài kinh sử một phen, cuối cùng trúng cử nhân được vạn người kính ngưỡng.
Một khi thi trúng cử nhân thì nửa cuộc đời sau yên tâm được rồi. Nhưng Lý lão gia của chúng ta chí hướng cao xa, không thẻm những thứ bàng môn tả đạo, một lòng đi theo hướng chính đồ. Nhưng hội thí chính là cuộc so tài toàn quốc, há dễ trúng được sao? Mùa xuân năm đó quả nhiên là xếp dưới Tôn Sơn. Không nói một lời, gạt nước mắt về nhà tiếp tục khổ luyện.
Sau vài lần phí hoài thời gian vô ích, cuối cùng trên bốn mươi, khi đứa cháu đầu tiên ra đời trúng được bảng vàng. Nhưng làm người ta buồn lòng là thứ bậc không được lý tưởng lắm. Nhất giáp nhị giáp không có phần, ở tam giáp cũng không có thứ hạng cao lắm. Đương nhiên vô duyên với viện hàn lâm. Được ban thưởng đồng tiến sĩ. Nếu như mặc theo tính cách của ông ta, thì nhất định sẽ phải thi một lần nữa, chí ít thì cũng bỏ được cái chữ “đồng” đáng ghét kia đi. Đồng tiến sĩ cũng chính là tiến sĩ, nhưng lại nói rõ kỳ thực không phải vậy.
Thi đi thi lại thi trúng cái cấp thứ phẩm, ngươi nói xem có điên hay không? Nhưng tiến sĩ là khảo thí cao cấp nhất của triều Minh. Một khi tên đã lên bảng là tuyệt không có lý nào thi tiếp. Thế là đồng tiến sĩ Lý lão gia, chỉ đành ủy khuất tới lại bộ báo danh. Trở thành một vị tri huyện dự bị quang vinh, đợi khi nào có vị trí trống.
Có điều có vị trí trống không có nghĩa là ngươi muốn tới là tới được đâu, nhất định phải đợi tới khi gom đủ số lượng đã, lại bộ mới kéo một đống tri huyện dự bị tới một địa phương khá rộng rãi, cử hành nghi lễ rút thăm, do một vị quan lớn của lại bộ rút theo thứ tự lần lượt, rút được đâu thì tới đó nhậm chức.
Cái biện pháp này nhìn có vẻ như là hợp lý công bằng đấy, già trẻ như nhau cả. Nhưng thực tế là thủ pháp kiếm tiền của lại bộ, những cây thăm trông có vẻ giống nhau đấy, nhưng đều khắc những chấm nho nhỏ, viên quan rút thăm dựa vào số lượng chấm để xác định là cây thăm nơi nào, ngầm thao tác, tuyệt không mảy may sai sót.
Cụ thể phân phối ra sao? Xem ai biếu xén nhiều thì được xếp trên, đi tới Sơn Đông Quảng Đông hưởng phúc. Xếp dưới thì đi tới Thiểm Tây, Sơn Tây, Quảng Tây, Giang Tây, nhưng nơi nghèo khó không được thái bình cho lắm. Còn tệ nữa cho ngươi đi Vân Nam Quý Châu thân cận với các thổ ti lão gia, hi vọng thăng tiến thành xa vời.
Nhưng đó còn chưa phải là tệ nhất, thời buổi này, nơi tệ nhất có cả một đống, thứ nhất là một dải lớn phương bắc, thứ hai là giải ven biển Giang Chiết Mân. Vì phương bắc nhiều năm qua liên tục bị xâm phạm, phương nam Oa khấu hoành hành, kẻ làm quan ở hai nơi này, có nguy hiểm mất đầu.
Lý đại nhân gia cảnh bần hàn, liền bị phân phối tới huyện Hội Kê, quê hương lúa gạo đầy rẫy nguy hiểm.
Hơn ba mươi năm dùi mài kinh sử sớm đã tiêu hao sạch tinh lực của ông ta. Cuối cùng xếp hạng không lý tưởng, còn bị phân phối tới tiền tuyến chống giặc Oa, đã mài mòn sự nhiệt tình cuối cùng của ông ta.
Từ sau khi tới Thiệu Hưng, Lý huyện lệnh tâm tàn ý lạnh, suốt ngày lưu luyến trong hoa cỏ, say sưa dưới váy hồng, đằm chìm hưởng lạc bỏ bê chính vụ. Có người khuyên ông ta phấn chấn lên, quản lý cho tốt Hội Kê. Ông ta liền nói :” Dù sao giặc Oa cũng sẽ tới, đến khi đó có ba nghìn nhà cao cửa rộng cũng bị hủy sạch, hà tất làm việc tốn công?” Làm người đó cứng lưỡi, không trả lời nổi.
Thế nhưng có lẽ là ông trời còn thương, kể tử khi ông ta tới nhậm chức, đám giặc Oa luôn hoành hành vùng duyên hải đột nhiên biến mất tăm tích, tới nay cũng chưa nhìn thấy được cái bóng đám giặc Oa cùng hung cực ác trong truyền thuyết.
Một khi không có chiến sự, Thiệu Hưng là miếng thịt mỡ lớn nhất thiên hạ. Ông ta kêu may mắn không thôi, còn đem công lao quy hết làm của mình, thế là càng có lý do chính đáng bỏ bê công việc.
Năm nay tới khi hết khóa, mặc dù bị truyền danh bỏ bê nhiệm vụ khắp toàn tỉnh, nhưng “nhờ ơn” giặc Oa, ông ta được lại bộ bình là “hạng trung”, nếu không có sự cố gì lớn, là có thể yên ổn làm một khóa nữa rồi.
Nhưng chuyện này nếu không xử lý tốt thì ngày tháng yên ổn của ông ta đã tới hồi kết.
***Hội thí: thi hội (kì thi được tổ chức ba năm một lần, thời Minh.
***Tôn Sơn là người thi đỗ cuối bảng ở thời Tống. Khi thi đỗ về làng, có người hỏi: “Người cùng thi với anh ra sao?”. Tôn Sơn đáp: “Tên cuối bảng là tôi, anh ta không có tên trong bảng vàng” nghĩa là anh ta thi trượt.*** Lại bộ: chủ quản các công việc của quan văn như bổ nhiệm, bãi miễn, khảo khóa, thăng giáng, huân phong, điều động.