Giữa cái không khí Tết về đến mọi nẻo đường của Hà Nội, tôi lững thững bước ven theo từng dãy gạch nhỏ trong con ngõ trật trội. Đường Hà Nội giờ toàn là một màu sắc của không khí xuân đến Tết về. Đến cái ngõ nhỏ toàn là dãy nhà trọ của sinh viên cũng phải mắc ba bốn dây cờ Đảng, chong chóng thì mới đã con mắt của mấy anh, mấy chị lớn. Đám sinh viên mới đến thì có vẻ hào hứng lắm nhưng lũ lưng đau chân mỏi như tôi thì chẳng muốn leo lên tầng thượng mắc dây đâu.
Đầu ngõ, các cô, các bác bán toàn là hoa: hoa huệ, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng còn có mấy cành đào nhỏ nhỏ nhìn vui mắt tôi định mua mang về cho bố mẹ ở nhà. Còn tuần nữa là 29 – 30 Tết rồi nên chúng tôi cũng dần dần dọn dẹp đồ đạc đi về. Có mấy thằng nhóc đã xếp sẵn va li cẩn thận xin trường về sớm còn phụ gia đình bán nốt hàng quán sắm sửa cho Tết đến gần. Tết là ngày tiêu tiền. Bao nhiêu tiền nong tôi đi làm thêm ngoài đổ hết vào mua đồ cho bố mẹ, mua quà bánh cho đám nhóc trong nhà. Sinh viên không nghèo thì cũng là rất nghèo. Đầu tháng có đĩa thịt rang cuối tháng còn hộp mì. Thành ra là cả khu trọ chúng tôi cứ thủ chắc ăn mấy thùng mì cứu viện qua ngày.
Tháng này tôi mua đồ xong cũng còn chẳng dư dả ra được bao nhiêu nhưng vì yêu chiều bản thân tôi vẫn đi ăn sáng bằng bát phở bò cho ấm người. Như bao ngày dư dả đồng tiền, tôi vẫn tiến tới ăn ở quán phở rẻ nhất khu đấy – quán phở của bà Hằng. Bà bán vì đam mê chứ tôi thấy gia đình bà cũng khá khẩm lắm. Người già thường hay bồn chồn tay chân cứ nhất quyết phải làm việc gì đấy mới tốt được. Nhọc cả đời giờ nghỉ lại cảm thấy không quen. Con trai bà nhiều lần khuyên đóng cửa về nghỉ ngơi xem ti vi cho sướng cái thân nhưng bà nhất quyết không nghe. Bà Hằng giống tình bố tôi, ông cũng quần quật cho anh em tôi đi học nhiều lắm.
Tôi ngồi xuống cái bàn bễ trong quán và gọi ngay một tô phở bò nóng. Quán dạo này cũng vơi vơi khách tại chẳng còn đứa nào dư dả như tôi đâu. Trong lúc chờ đợi tô phở kèm hành yêu thích thì tôi đảo mắt quanh cái quán theo thói quen. Bỗng có người ngồi xuống đối diện tôi. Nhìn sơ qua thì tôi nghĩ cha này bị điên. Chẳng có thằng nào giữa cái hơi se lạnh này phang ngay quả áo ba lỗ quần đùi đi long nhong giữa đường cả. Tôi cũng rất biết ý tứ nên chẳng nói lời nào nhưng ánh mắt lộ rõ lên vẻ khó hiểu đối với ông anh trai ngồi đối diện. Hình như thằng cha này cùng trường với tôi thì phải, nhìn quen quen mà mỗi tội không biết là ai. Ông ấy cũng gọi ngay một bát phở có hành như tôi rồi cắm cúi bấm điện thoại không màng thế giới. Tôi cũng chẳng cần quan tâm nữa mà ngồi đánh chén bát phở mới “ra lò” kia. Sau đó một tí ông anh kia cũng ăn nhưng một lần nữa tôi thấy độ dở người của ông anh đấy là vớt hành ra bỏ một bên. Không ăn được hành gọi chi vậy cha? Thấy vui không? Tôi nghĩ mình cần tránh xa thằng này một chút kẻo cận thận dính cái dở của nó thì khổ.
Sau khi trả tiền xong tôi cắp áo chạy về tránh trường hợp lây bệnh dở người của thằng cha đấy. Đi chưa được ba bước, thằng cha đấy gọi tôi quay lại. Theo phản xạ tôi định chạy luôn nhưng linh tính tôi mách bảo phải quay lại xem có chuyện gì.
– Ê. Quên chìa khoá này.
Hú hồn tôi. Chùm chìa khoá chiễm chệ nằm dưới đất cạnh ghế ngồi của tôi. Mất nó là tôi khỏi về phòng, khỏi vào nhà mà cũng khỏi luôn đi xe. Sau bao pha ngáo đá của thằng cha kia tôi cũng tìm thấy đức tính tốt của nó. Tôi quay lại lấy chùm chìa khoá, cảm ơn nó rồi lại lững thững ra về. Tôi hi vọng đừng gặp nhau thêm làm gì.