Có thể nói nhanh cho vuông, khái quát về sinh viên thế hệ ấy chỉ cần mấy từ thôi: Đó là thế hệ ốm đói về thể chất và bế tắc về tinh thần. Hệ quả là sinh ra những đứa dở ông, dở thằng, điên điên, khùng khùng đúng kiểu dị nhân nhưng không biết mình dị. Một thế hệ mà lý tưởng lớn nhất là cuối tháng con mụ bán cơm răng vổ, mông như cái lồng bàn đừng đòi tiền nợ tháng trước, còn hoài bão phi thường nhất là đầu tháng ở quê gửi cho vài yến gạo xấu, mấy cân lạc nhân, ấm hơn nữa là cân cá khô ăn dần những lúc hết sạch tiền.
Có lẽ vì thế mà bộ Giáo dục khi ấy đã có một quyết định rất thông minh và đầy tính nhân văn, là không phát động chiến dịch kiểu Mùa hè xanh tình nguyện như bây giờ. Các con giời sáng nhịn đói, chập chững leo lên tầng 4 giảng đường có đứa còn tụt mẹ huyết áp sức éo đâu mà giúp dân lợp nhà, đào ao và đóng gạch.
Thay cho Mùa hè xanh tình nguyện, anh em ký túc Mễ Trì phát động chiến dịch “Ngủ vì ngày mai lập nghiệp”. Tức là ngủ một mạch từ đêm hôm qua đến gần trưa hôm sau, kim đồng hồ chỉ 11 giờ túc tắc xuống bể nước oánh răng, rửa mặt rồi xỏ tay túi quần đi ăn cơm luôn. Phong trào này được nhân rộng khăp các khu nội trú như Kiến trúc, Ngoại ngữ, Bách khoa, Xây dựng và Thủy Lợi, vì nó rất thiết thực: vừa đỡ tốn calo vừa không mất tiền ăn sáng.
Hồi mới vào, nhiều anh em thắc mắc, mẹ cái ký túc này quy hoạch kiểu éo gì thế? Một dãy 6 phòng, tương đương 100 mạng tính cả ở chui, chỉ xây 2 buồng vệ sinh thì ai ị ai nhịn đây? Nhưng ở lâu mới biết như thế là hợp lý vì tần suất ị của các con giời là rất thưa, trung bình 2 ngày mới đi nặng 1 lần, có đứa táo thậm chí 4 ngày. Đó là hệ quả của việc cung không đủ cầu, đầu vào ít lấy đâu đầu ra? Nên thành ngữ “móc đít không thối” đã phản ánh khá sinh động và chân thực đời sống ẩm thực của sinh viên thời bấy giờ.
Giữa bối cảnh chạy ăn từng bữa toát mồ hôi thì vẫn có một nhu cầu không thể cưỡng lại được, đó là yêu. Thời đó chưa có facebook nên cách tương tác phổ biến của anh em nhà C1 với chị em C2 là đứng trên ban công hú hét. Chỉ cần một đứa xuýt xoa “Ôi chúng mày ơi, con Lan khoa Sinh này!” thì ngay lập tức cả đám nhao ra chỉ trỏ, bình luận. “Đệt, dạo này độn ngực hay sao mà vếu mẩy thế?”, “Ừ, vếu này mà cho Thuật úp mặt ngủ thì phê thôi rồi nhể!”, “Mẹ, con này chân đi chữ bát dứt khoát lol to chúng mày ạ”… Rồi hét tên em Lan “ Lan ơi, Điệp của em đây nè!”, “Trời ơi, Lan đi đâu mà dáng điệu khoan thai vội vã thế em?”, “Lan ơi, thằng Hùng còi nó đã làm gì em chưa?”
Đáp lại thịnh tình của anh em, dưới sân Lan vẫn mải miết cắm cổ đi, kệ mẹ gạch đá đang rào rào ném xuống, tuyệt đối không like hay comment lại quả. Trong mắt các em C2, hình ảnh anh em nội trú C1 rất giống mấy thằng hay lởn vởn trong khuôn viên bệnh viên thần kinh Trâu Quỳ, vì thế gái nội trú rất ít em yêu giai nội trú. Đối tượng của các nàng phải là những anh ở ngoài, tốt nhất là có Đờ Rim, bét ra cũng phải Cub 81 kim vàng giọt lệ. Còn cái ngữ mùa hè mặc quần đùi Thái, cưỡi xe đẹp ghẻ Viha, mùa đông thì đóng bộ vét sida sặc mùi hàng thùng mua 7 chục một bộ dưới chợ Kim Liên thì lượn mẹ đi cho nước nó trong, em không tính tiền.
Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ, tình yêu lãng mạn của Giang say với em Oanh là một trong những ngoại lệ đó.
Giang say tên thật là gì Giang quên cụ mất rồi, chỉ biết anh quê đất lửa Quảng Trị. Hồi mới vào có đứa hỏi anh học năm mấy? Vừa gãi mông, ảnh vừa bảo “Đụ mạ, tau chỉ nhớ là tau học khoa Triết, còn đéo biết năm mấy”. Sau này mới biết cứ lên được 2 năm anh lại thụt xuống 1, đúp lên bờ xuống ruộng đến nỗi có lần thi học phần, anh làu bàu “Hình như cái đề ni tau gặp mấy lần rồi”. Cứ riệu say là anh lăn quay ra ngủ mặc mẹ trời đất. Có hôm tỉnh dậy giữa trưa, anh cắm mặt vào góc phòng, vén quả quần đùi Thái lên đái tồ tồ vào cái xô nhựa vẫn để điếu cày vì nghĩ nhà vệ sinh.
Giang say rất ưng em Oanh khoa Tâm lý. Em Oanh trông khá mặn, dáng dấp cao ráo, vòng 1 cũng ra vấn đề phết, mỗi tội cận lòi. Mỗi lần đứng gãi ghẻ bên cửa sổ tầng 2, thấy Oanh đi dưới sân, Giang say lập tức thụt ngay vào trong, đoạn dặn đàn em “Đụ mạ tụi bây đừng trêu nha! Tau đang tán hắn đó!”. Anh em hỏi tình hình tán đến mô rồi? Chui được vào ri đô chưa? Giang say buồn bã lắc đầu bảo “Đụ mạ, có khi phải nhờ Khoa điên biên cho bài thơ mới được! Tán mãi đéo ăn thua!”
Nói về cái sự yêu của Giang say thì cũng lắm công phu. Anh có biệt tài gần như duy nhất là búng muỗi. Những tối mùa hè ẩm ướt, cởi trần, bận mỗi quả quần đùi Thái màu cam, anh ngồi trầm ngâm như một nhà triết học chân chính cho muỗi bu kín mít. Căn đúng 18 phút 76 giây, anh cất vó một mẻ bằng cách nhẹ nhàng búng lần lượt từng con muỗi căng mọng máu. Kỹ năng săn muỗi của anh nhẽ đạt đến mức thượng thừa. Anh chia sẻ, chỉ nhè phần đầu búng khẽ, con muỗi sẽ lăn quay ra giẫy giẫy rồi chết, một cái chết bi tráng vì ngay sau đó anh sẽ vuốt xác muỗi lên tường – chỗ anh nằm – thành chữ “forever Oanh” bằng máu trông rất kinh. Những hôm săn được nhiều muỗi, thậm chí anh còn vẽ thêm cành hoa bên cạnh cho tăng phần diễm lệ.
Trong phòng Giang không thân với ai. Thi thoảng anh mò về phòng với cốc rượu, vài quả dưa chuột, bữa thì quả cóc xanh rồi trải chiếu ngồi uống một mình. Anh bảo chính ra những thằng có tâm hồn nghệ sỹ là những thằng cô đơn, nghệ sỹ càng lớn càng thấy cô đơn. Xong ngồi phân loại 3 hạng uống rượu. Theo anh, loại thứ nhất là tiên tửu, tức là uống say thì nói lời hay ý đẹp. Loại 2 là cẩu tửu, uống say chửi càn, quậy phá như chó dại. Loại 3 là ỉn tửu, uống vào nằm ngủ thẳng cẳng như lợn.
Thuật cặc bò ngồi cạnh thò mồm vào “Loại cuối cùng là tiểu tửu, loại này uống vào móc cu đái tồ tồ vào xô thuốc lào phải không anh Giang?” Đang nhã hứng, nghe Thuật chốt hạ, Giang cắn miếng dưa chuột cái rốp rồi trịnh trọng chửi “Đụ mạ mi nha!”
Quay lại chuyện tình của Giang. Em Oanh có lẽ không ưng anh lắm nên hay trốn. Khi trốn lên thư viện học, khi bỏ sang phòng khác chơi. Nhiều bữa lê la mãi, không gặp được Oanh, anh leo lên cầu thang tầng 4, thấy em nào ngồi vắt vẻo một mình ở ban công là sấn tới thẩm vếu. Vừa thẩm vừa thủ thỉ “Im lặng không ông đẩy phát ngã con mẹ nó xuống đất dừ”. Các em sợ vãi cả đái, run như dẽ chờ Giang thẩm xong, buông tay ra mới dám tụt xuống chạy thục mạng vào phòng đóng cửa lại chửi. Với kinh nghiệm của mình, Giang tâm sự, vếu có 4 kiểu cơ bản, gồm: mướp, chũm dừa, sừng trâu và bánh bao. Riêng vếu bánh bao còn chia ra 2 phiên bản, là bánh bao nạc và bánh bao mỡ. Cả bọn nghe xong bò ra sàn cười. Anh tỉnh bơ hỏi “Đụ mạ tau nói không đúng à?”
Bữa đấy sinh nhật em Oanh. Giang say nhờ Khoa điên biên cho bài thơ dắt cạp quần, thề không tỏ tình được quyết không về. Anh em râm ran khích lệ, nói địt mẹ anh đéo thể nào làm hổ danh trai khoa Triết được. Biển thần địt chúc anh sớm chui được vào ri đô hú hí để đàn em có thêm động lực theo sau học hỏi. Ra đến cửa phòng, Bảo Nam Định còn dí điếu thuốc hút dở vào mồm anh, bảo “Bác rít hơi lấy lộc của em cho nó đỏ”. Anh kéo hẳn 3 hơi, má tóp lại một cách rất oanh liệt.
Từ tầng 2, xuống đến bể nước Giang say không quên thò đầu xuống bể rồi hất ngược một phát, xong lấy tay cào cào bổ làm 2 luống. Nhìn đằng sau nom như chim sẻ gặp mưa. Bước chân khoan thai đĩnh đạc, thơ dắt cạp quần, tay ôm khư khư bông hồng trong lòng ra chiều nâng niu mọi nhẽ, anh đúng là lãng tử khoa Triết học lừng danh đéo bàn cãi.
Giang đi rồi, anh em mới bắt đầu dự đoán những kịch bản có thể xảy ra. Nhưng tất nhiên không ai đoán trúng, vì với cái tính ấm ớ đéo biết đâu mà lần của anh – mọi chuyện đều có thể xảy ra.
10 giờ đêm. Đang ăn bánh mỳ kẹp thịt ngay gốc cây của con mẹ gì đen đen quên mất tên, bỗng nghe cái huỵch ngay gần đấy. Có tiếng con gái kêu ré lên thất thanh. Những bước chân rầm rập. Có biến rồi! Nghe lao nhao “Đưa đi viện đi!”, “Còn thở, còn thở!” Đám đông xúm dần lại ở khoảng sân sau dãy C2. Chạy ngay lại, trong ánh sáng mờ thấy một thằng trông quen quen đang nhăn nhó ôm lấy chân, một đứa nắn nắn ống đồng rồi lầm bầm “Gãy mẹ rồi!”. Lại gần chút nữa thì ngã ngữa người khi nhận ra thằng gẫy chân là lãng tử Giang say nhà mình.
– Sao? Sao thế anh Giang?
– Ông ấy nhảy trên gác 2 xuống. Chắc là phê rượu!
– Say à? Say quá trượt chân ngã à?
– Thôi hỏi lol gì lắm, lấy xe đạp chở nó ra viện Bộ Xây dựng đi!
Mấy thằng hò nhau khiêng Giang lên xe chở thẳng ra viện Xây dựng gần đấy. Vũ nháy cong đít chạy sau, hỏi.
– Thằng đéo nào xô anh ngã à? Địt mẹ anh đọc tên nó ra, em san con mẹ nó phẳng phòng nó luôn!
Một em thuộc biên chế phòng em Oanh cũng chân đất chạy theo, bảo.
– Không phải đâu ạ! Anh ấy tự… nhảy!
Anh em dù đang lo nhưng nghe xong không thằng nào nhịn được cười.
Vào viện, chụp chiếu xong cả hội nhận được kết luận gãy xương chân. May chưa gãy hẳn, nhưng sự nghiệp trèo tầng 4 thẩm vếu hằng đêm của anh coi như tạm chấm dứt. Bó bột xong, đợi quan khách chầu rìa về vãn, chỉ còn lại anh em thân cận, anh kể sự tình. Thì ra tan cuộc sinh nhật em Oanh, anh kéo nàng ra ban công phía sau tặng hoa và bày tỏ hết tâm sự. Em Oanh chối đây đẩy bảo anh say rồi, anh về đi! Điên lên anh dọa, nếu từ chối anh sẽ nhảy xuống đất cho em xem.
Anh em nghe đến đây, có đứa hỏi “Thế địt mẹ anh nhảy thật luôn à? Sao… ngu thế?” Giang khề khà bảo.
– Tau nhìn thấy đống cát nhỏ nhỏ dưới đất rồi, tính nhảy vào giữa đống cát dọa nó chơi, đéo ngờ vướng khuỷu tay, rớt con mẹ nó sang một bên! Đụ mạ, đen chi đen thôi rồi đó!
Anh nằm viện 3 ngày ròng vì tiện thể nằm viện, bác sỹ đọc thêm cho anh 2 bệnh nữa cho nốt nằm một thể, đó là trĩ ngoại và viêm chân răng. Nghe bảo khi lấy cao răng, anh khạc ra một chén con chất đéo gì đó trông như gốm Bát Tràng. Anh em đồ rằng đó chính là tinh chất được anh cô luyện từ quá trình bắn thuốc lào trong suốt mấy năm ở lò Mễ Trì chăng?
3 ngày sau anh xuất viện. Kể từ đó không thấy hình ảnh anh ngồi trầm tư như một nhà triết học chân chính búng muỗi vẽ lên tường nữa. Nghe bảo anh chuyển ra ngoài để quyết tâm cai rượu và quên đi mối tình đã từng khiến anh gẫy mẹ cả chân và mất toi mấy trăm viện phí..
.
.