Nạp Thiếp Ký – Chương 137: Tống Biệt – Botruyen

Nạp Thiếp Ký - Chương 137: Tống Biệt

Quan niệm về cố thổ trong xã hội Trung quốc cổ đại rất mạnh, rời tỉnh ly hương
là chuyện khiến người ta thống khổ tột cùng. Hình phạt lưu đày chính là vì
muốn người ta chịu cảnh thống khổ này, đồng thời còn chịu sự khổ dịch ở nơi bị
lưu đày đến, rất giống với chuyện đày ải đến các nông trường ở hoang mạc vùng
Tân cương để cưỡng chế lao động. Tuy nhiên, so với những loại tù có kỳ hạn hay
tù chung thân thì loại lưu đày ở thời cổ đại này ngắn hơn rất nhiều.

Trong năm loại hình phạt, thì “đồ” không phải là loại giam giữ bát đoạt tự do
trong tù như thời hiện đại, mà là hạn chế sự tự do nhân thân trong một phạm vi
khổ dịch nhất định kèm theo cưỡng bách lao động. “Lưu” chính là dựa trên cơ sở
này, có điều đưa phạm nhân rời khỏi quê hương cách đó tới mấy nghìn dặm để
tiến hành xử phạt.

Như vậy, cái gọi là “Cư dịch tam niên, phụ tịch đương địa” có ý tứ là, trong
thời hạn lưu đày ba năm phải chịu khổ dịch, sau khi mãn kỳ hạn này thì có thể
khôi phục tự do, nhưng hộ khẩu vẫn ghi ở nơi đó.

Tuy hình phạt “Lưu” và “Đồ” ở Minh triều có thể dùng cách nạp tiền chuộc để
được miễn, nhưng nhưng trong tình huống những người chịu hình phạt có liên
quan đến phản loạn này, thì không ai được phép được dùng. Do đó, tử tội của mẹ
con Bạch phu nhân tuy được miễn, nhưng tội sống khó tránh.

Trong thư của Lý công công có nói địa điểm đày hai mẹ con Bạch Tố Mai là ở Vân
Nam, còn nơi cụ thể thế nào thì án chiếu theo quy định chờ đến Vân Nam mới do
quan đề hình án sát ở đó xác định.

Tối hôm ấy, trong trạch viện của Tống phu nhân, Dương Thu Trì bày mấy bàn tiệc
mừng nên duyên tần tấn với Tống Tình, rồi cùng Mã Độ, Ngưu bách hộ, Tống tri
huyện và mọi người thân cận ăn uống no say một trận, sau đó mới tiến vào cùng
Tống Tình động phòng.

Đêm tân hôn, Tống Tình quả nhiên dùng máu đào tươi nguyên chứng minh cho thân
phận thanh bạch của mình, càng khiến cho Dương Thu Trì yêu thương nàng hơn.

Dương Thu Trì đề xuất với Tống phu nhân là sẽ tiếp rước bà cùng về sống với
hai vợ chồng. Tuy nhiên, Tống phu nhân kiên quyết không chịu, nói theo con gái
về nhà chồng thì còn ra thể thống gì nữa.

Vấn đề này thì Dương Thu Trì cũng không hiểu, vì ở thời cổ đại, con gái xuất
giá rồi như là bát nước tạt đổ đi. Chỉ cần con gái gả về nha chồng, coi như
không còn liên hệ cơ bản nào về pháp luật và nghĩa vụ với nhà cha mẹ (ngoại
trừ phục tang). Nếu như Tống phu nhân muốn ở chung với con rể và con dâu, thì
sẽ bị xã hội chê cười.

Tống tri huyện cũng cảm thấy lưu Tống phu nhân già cả một mình ở lại Ứng thiên
phủ là không phù hợp, nên đề xuất bà về ở chung nhà với mình. Đối với kiến
nghị này, Tống phu nhân không phản đối gì mấy, bởi vì bà gả cho ca ca của Tống
tri huyện, coi như là người trong một nhà, coi như là quyến thuộc của phu
quân, cũng là chuyện nằm trong tình lý.

Kinh qua sự khuyên nhủ của Dương Thu Trì, Tống Tình và mọi người, Tống phu
nhân cuối cùng cũng đáp ứng đến cư trú ở nha môn của Tống tri huyện. Dương Thu
Trì và Tống Tình đều cao hứng, nếu như mẹ của Tống Tình ở nhà của Tống tri
huyện, thì hai nhà có thể hỗ tương chiếu ứng cho nhau, phá giải khối tâm bệnh
trong lòng hai người.

Ngày hôm sau chính là thời gian lang trì xử tử các tội phạm mưu phản, Dương
Thu Trì rất muốn đến nhà ngục ở Bắc trấn phủ để gặp Bạch thiên tổng, cũng coi
như tiễn biệt lão lần cuối. Án chiếu theo quy định của xã hội hiện đại, trước
khi tử hình tội phạm, thân nhân và bằng hữu có quyền đến thăm hỏi tống biệt,
chẳng biết Minh triều có quy định này hay không. Sau khi hỏi Mã Độ, hắn biết
có thứ quy định này, hơn nữa sau khi mẹ con Bạch phu nhân đã được cải thành
hình phạt lưu đày, giam cùng một nhà ngục, án chiếu theo quy định thì họ cũng
có thể gặp mặt Bạch thiên tổng lần cuối.

Dương Thu Trì nói với Mã Độ ý định của mình, Mã Độ rất hiểu, chủ động đề xuất
dẫn gã đi.

Vào lúc chạng vạng cùng ngày, trời lại bắt đầu đổ tuyết, đường xá lộn xộn và
dơ bẩn vô cùng từ từ bị tuyết che đi hết, mọi thứ không đẹp mắt từ từ biến
mất, mọi thứ trở nên sạch sẽ vô cùng.

Dương Thu Trì báo cho Tống Tình là mình cùng ma Độ muốn đến nhà ngục của cẩm y
vệ để tống biệt Bạch thiên tổng. Tống Tình quả nhiên đã trở thành cô vợ ngoan
hiền, cẩn thận trao cho Dương Thu Trì một áo choàng lông chồn ấm áp, lại đưa
thêm một cái bình sưởi tay, bảo các người hầu phải lo lắng bảo vệ chu toàn,
rồi lội tuyết đưa hai người ra tới tận cổng.

Mã Độ và Dương Thu Trì dẫn theo vài tùy tòng, đạp tuyết đến Bắc trấn phủ nha
môn của cẩm y vệ.

Đây là cơ sở tối cao trong cơ cấu cẩm y vệ của Minh triều, tường cao hào sâu,
hiện giờ cũng phủ đầy tuyết. Vài cẩm y vệ người mặc áo cánh chuồn, eo dắt tú
xuân đao đứng canh gác ở cửa, quả nhiên vừa uy vũ vừa giới bị sâm nghiêm,
người đi đường đều len lén tránh xa.

Mã Độ dù sao cũng là Phó thiên hộ trong cẩm y vệ thiên hộ sở ở Ứng Thiên phủ,
nên không phí mấy lời đã được bọn cấm tốt cho hai người vào trong nhà ngục,
còn bọn tùy tùng thì chỉ biết đứng ở ngoài chờ.

Nhà ngục của Bắc trấn phủ ty ở Ứng Thiên Phủ là nơi giam giữ các quan lại
triều đình bị cẩm y vệ bắt giữ, là một kiến trúc nửa nổi nửa ngầm trong đất,
quanh tường dưới đất đều dùng đá hoa cương dày cứng chế thành. Những phòng
giam dưới đất tối âm u, khí lạnh bốc lên giống như u linh từ địa ngục đang bay
lượn lờ khắp nơi.

Dương Thu Trì muốn gặp Bạch phu nhân và Bạch Tố Mai trước, để có thể nhân tiện
dẫn họ cùng đến tống biệt Bạch thiên tổng.

Cấm tốt đưa hai người vào trong phòng giam của nữ, thỉnh hai người chờ ở phòng
trực để họ vào dẫn phạm nhân ra. Chẳng mấy chốc sau, tiếng dây xích đinh đang
vang lên, cửa phòng trực mở ra, hai nữ nhân bước vào, chính là Bạch phu nhân
và Bạch Tố Mai.

Trên tay hai người mang xích sắt rất nặng, tóc trên đầu rối bời, mặt mày lem
luốc không nhận rõ. Giữa trời đông tháng giá mà hai người chỉ mặc áo quần rất
đơn bạc, lạnh run cầm cầm, hai mắt đờ đẫn nhìn xuống đất.

Lòng Dương Thu Trì đau nhói khi nhìn thấy cảnh này, đứng lên gọi: “Bạch phu
nhân…. Tố Mai cô nương!”

————o0o—————

Đang có 0 bình luận
Image

Lời bình luận giới hạn từ 15 đến 500 kí tự.