Hoàn Sơn thôn. Đúng như ý nghĩa của cái tên, xung quanh thôn trang đều là núi.
Từ khi khai thôn mở đất, người dân ở đây chủ yếu đều dựa vào săn bắn để mưu
sinh, phong tục thuần hậu, không tranh chấp với đời. Ban ngày, Hoàn Sơn thôn
trang lúc nào cũng tĩnh lặng. Đàn ông vào rừng săn bắn, phụ nữ lên nương trồng
trọt, vì thế những đứa trẻ trong thôn đều được tự do chơi đùa. Săn bắn là nghề
của cả thôn, cũng trở thành nếp sống tự bao đời. Bọn trẻ dù chơi trò gì cuối
cùng cũng quay về đấu võ đánh vật. Lũ con trai từ nhỏ đã hình thành tinh thần
thượng võ, hầu như cậu bé nào cũng thích đánh nhau, luôn mong muốn đánh cho kẻ
khác phải phủ phục dưới đất xin tha, trở thành đầu lĩnh của lũ trẻ trong thôn,
mới không uổng vì đã sống. Trong thôn lại có một quy định bất thành văn, hai
bên tham gia đánh đấm, nếu có một bên nhận thua thì trận đấu sẽ lập tức kết
thúc. Vì thế bọn trẻ có đánh nhau bao nhiêu, ngoài việc phải chịu những trận
đau nhức cơ thể, thực ra cũng không có gì đáng ngại, chỉ cần về nhà nghỉ ngơi
vài hôm là lại có thể đánh nhau tiếp được. Người lớn bây giờ hay trước đây đều
trưởng thành từ đánh lộn, vì thế không hề phản đối trẻ con làm chuỵên đó, hơn
nữa còn có thái độ “truyền thống tốt đẹp nên được phát huy”. Do đó, đánh nhau
của trẻ con cũng giống như săn bắn của người lớn, từ bao đời đã trở thành
phương thức sống nhất quán của Hoàn Sơn thôn.Trưa nay, bọn trẻ lại gây ồn ào.
Hoàn Sơn thôn đang tĩnh lặng, bỗng vang lên tiếng khóc: “Cầu xin các người,
đừng có đánh nhị ca tôi!” Một cô bé chừng bảy tám tuổi đang bị một thằng bé
chừng mười tuổi giữ chặt. Cô bé vừa giãy giụa vừa khóc gào: “Thủy Ngưu ca,
huynh hãy thả tôi ra, tôi phải đi cứu nhị ca!” Thằng bé không thả, chỉ hất
hàm: “Tiểu Nguyệt xem, nhị ca muội sẽ không sao đâu, chỉ cần nó nhận thua, Tứ
Cẩu và Đại Phong sẽ tha cho nó ngay.” Tiểu Nguyệt vẫm tìm cách vùng ra:
“Nhưng, nhị ca sẽ không nhận thua đâu!” Trước mắt hai đứa bé, một đám con trai
hai ba đứa đánh nhau tùm lum, chỉ thấy hai đứa chừng mười tuổi đang ghì một
cậu bé khoảng tám chín tuổi xuống đất, một đứa trong lên tiếng: “Đại Hải,
ngươi phục hay không?” Đứa bé bị ghì xuống đất giãy giụa tức tối: “Bọn mày bắt
nạt muội muội ta, cướp diều của nó làm nó khóc. Không xin lỗi nó, tao không để
yên đâu!” Thằng bé cố giãy lên mấy lần nhưng bị hai đứa to hơn hẳn đè lên,
thật khó mà thoát ra. Vùng vẫy một lúc, Đại Hải vẻ như đã mệt, dần dần nằm im.
Đại Phong nói: “Phục chưa?” “Đừng hòng!” Đại Hải trừng mắt nhìn, quay đầu sang
một bên. Thằng bé thứ hai tên gọi Tứ Cẩu nói: “Được lắm!” “Đương nhiên là
được.” Một giọng khác vang lên làm cho bọn trẻ giật thót mình. Tiểu Nguyệt
mừng rỡ hét lên: “Đại ca!”
Một thằng bé đi lại chỗ dám đánh nhau. Thằng bé này dường như dinh dưỡng không
được tốt lắm nên người khẳng khiu, nhưng đôi mắt lại rất sáng. Nó nhìn ba đứa
đang đánh nhau, rồi nhìn Thủy Ngưu nói: “Bỏ tiểu muội ta ra!” Thủy Ngưu buông
tay, Tiểu Nguyệt lao vào lòng Hy Bình như một con thỏ, mếu máo: “Đại ca, chúng
nó bắt nạt Nguyệt nhi, còn đánh nhị ca nữa, huynh mau bảo chúng đừng đánh nhị
ca nữa đi!” Hy Bình dùng bàn tay gầy guộc lau nước mắt cho Tiểu Nguyệt, nói:
“Đại Hải sẽ không sao đâu, nam tử hán đánh nhau là chuyện bình thường. Ngoan
nào, đừng khóc nữa! Đợi lát nữa đại ca sẽ bắt bọn chúng phải xin muội tha lỗi,
được không nào?” Tiểu Nguyệt không khóc nữa, liền nhoẻn cười ngay. “Tiểu muội
ngoan, đứng sang một bên, đại ca sẽ chút giận cho muội.” Thằng bé nói rồi đi
đến phía ba đứa kia, gằn giọng: “Tứ Cẩu, Đại Phong, thả đệ đệ tao ra, có gan
thì hãy đánh với tao đây!” “Đánh với mày thì đánh, dám một mình thách đấu à?
Hôm nay bọn tao sẽ cho mày phải bò lê bò càng.” “Đừng có nói khoác, đợi đến
lúc nước mắt nước mũi chảy xuống đất, bọn mày mới biết thế nào là lợi hại. Lại
đây! Thả đệ đệ tao ra!” Chưa nói xong, thằng bé đột nhiên chạy đến, đá vào
bụng dưới của Đại Phong một phát thật mạnh, làm cho nó ngã lăn ra một bên kêu
ầm ĩ, sau đó lại lao ngay đến Tứ Cẩu đang buông Đại Hải chuẩn bị nhổm dậy,
cưỡi lên người nó, hai tay liên tục đấm, đánh cho Tứ Cẩu mặt mũi tím bầm. Vừa
đấm vừa nói to: “Phục chưa?” Tứ Cẩu quay cuồng cố vùng ra: “Không phục, mày
đánh lén, bọn tao vẫn chưa chuẩn bị xong, mày
“Bụp, bụp!” Lại hai đấm nữa, Tứ Cẩu gào lên: “Hy Bình, tao phục rồi, tao thua,
lần này tao nhận thua rồi.” Thằng bé tên Hy Bình cười: “Lần này còn tạm được,
thua thì bảo là thua đi! Việc gì phải kiếm cớ?” Hy Bình đứng dậy, nói: “Đại
Phong, mày la đủ chưa? Nếu không chết được thì hãy xin lỗi muội muội tao đi.
Còn nữa, sau này đừng có bắt nạt con gái, làm mất mặt cả bọn đàn ông chúng
ta!” Đại Phong đã được Thủy Ngưu đỡ dậy, nhìn Hy Bình hằn học: “Hy Bình, mày
nhớ đấy, lần sau tao thề sẽ bắt mày phải quỳ xuống lạy van cho xem!” Hy Bình
quay sang Đại Phong làm mặt xấu, chế diễu: “Nhớ lắm, tao nhớ rồi, đây là lần
thứ ba mươi sáu mày thề rồi đấy.” Đại Phong mặt đỏ bừng, miệng lắp bắp:
“Mày…..mày…..” Hy Bình cười vang: “Tao rất tốt, không phải nói nhiều, hì hì!”
Nói rồi quay người dắt Tiểu Nguyệt, nói: “Muội muội, đệ đệ, chúng ta về nhà
thôi!” Ba huynh đệ nhảy nhót đi về nhà, Hy Bình cất tiếng hát nghêo ngao: “Ta
tả quyền xuất, hữu quyền xuất, rồi lại liên hoàn xuất cước, đánh cho ngươi
thành một con lợn béo…..” Đột nhiên nó dừng lại quay sang Đại Hải: “Đệ chẳng
bao giờ đánh nhau cả, sao hôm nay lại gây sự với bọn nó thế?” Đại Hải nghiến
răng: “Đại ca, bọn nó làm mất diều của Tiểu Nguyệt, đệ mới đánh với chúng nó.”
Hy Bình lên giọng đàn anh: “Ngốc tử, bọn nó hai ba đứa, đứa nào cũng lớn hơn
đệ, đệ làm sao đánh lại bọn nó được! Đệ là một đứa trẻ ngoan, không biết đánh
nhau, sau này có đánh nhau hãy tìm đại ca, đảm bảo đệ không bị thua thiệt
đâu.” Nói rồi vênh mặt lên trời dương dương tự đắc. Đại Hải ấp úng: “Nhưng, đệ
thấy khi nãy đại ca không…không được quanh minh chính đại lắm.
Hy Bình nghe thế, nhảy phốc lên gõ ngay vào trán Đại Hải, hét vào mặt nó: “Cái
gì? Cái gì là quang minh chính đại? Đồ ngốc! Bọn nó đứa nào cũng to hơn tao,
mày bảo tao quanh minh chính đại đánh nhau với bọn nó à? Hây, quang minh chính
đại là cái gì chứ? Có làm mày hả giận không? Có giúp mày chiến thắng không?
Đối với Hoàng Hy bình tao, đánh ngã đối phương mới là quan trọng nhất, mà muốn
đánh ngã đối phương, phải có mưu. Đây gọi là trí dũng song toàn, hiểu chưa?”
Đại Hải trợn mắt: “Lại còn không…” thấy Hy Bình lại chuẩn bị gõ đầu nó, vội
sửa lời ngay: “Hiểu rồi, hiểu rồi!” Hy Bình lườm nhị đệ một cái, vòng qua nắm
tay Tiểu Nguyệt: “Được rồi, Nguyệt Nhi, muội không phải buồn như thế, về nhà
đại ca sẽ làm một cái diều khác cho muội, giống hệt cái Kim ngưu của muội,
được không?” Tiểu Nguyệt hớn hở: “Muội muốn kiểu bươm bướm.” “Được rồi! Bươm
bướm, bươm bướm, gió thổi, gió thổi, bươm bướm bay, bay ra từ những khóm hoa,
bay lên trời cao, bay vào trong giấc mơ của muội muội ta…” ……. Mặt trời
đã dần dần ngả bóng. Dưới ánh hoàng hôn, Hoàn Sơn thôn càng vắng vẻ yên tĩnh.
Sơn thôn có hơn hai trăm hộ dân. Ngoài gia đình trưởng thôn, hộ tương đối sung
túc nhất có lẽ là Hoàng Dương gia. Hoàng Dương dáng người cao gầy, lúc nào
cũng tươi cười hòa ái, khiến người ta vừa thấy là đã muốn thân thiết. Ông là
người có học vấn nhất, cũng là đại phu duy nhất ở Hoàn Sơn thôn này.
Hoàng Dương mới mười lăm tuồi đã rời thôn trang ra ngoài, va chạm rất nhiều.
Lưu lạc suốt một thời gian dài, mười năm trước, Hoàng Dương đột nhiên quay về,
còn dẫn theo một người vợ và một cậu con trai nhỏ. Người trong thôn trang ai
cũng cảm thấy Hoàng Dương quả là rất có tiền đồ. Vợ của Hoàng Dương tên gọi
Xuân Yến. Lúc họ mới trở về, già trẻ gái trai trong thôn đến thăm, thấy ngoại
hình Xuân Yến, ai nấy đều giật mình kinh ngạc. Tiên nữ hạ phàm… ở đâu ra lại
có người đẹp thế không biết! Năm tháng trôi nhanh, Xuân Yến năm nay cũng đã
hơn ba mươi, đã có ba đứa con, chính là ba huynh muội Hoàng Hy Bình. Có điều,
nhan sắc của cô vẫn lộng lẫy như ngày nào, thậm chí giờ còn thêm cả vẻ thành
thục. Thật không tưởng tượng nổi trong sơn thôn quạnh quẽ này lại có một một
thôn nữ xinh đẹp nhường ấy! Trung phụ xinh đẹp hạnh phúc ấy lúc này đang đứng
ở cổng nhà nhìn vào trong thôn. Trong nhà bỗng có một giọng trầm ấm truyền ra:
“Yến muội, các con vẫn chưa về sao?” “Ài.” Rồi giọng của cô đột nhiên lại cất
lên: “Thấy rồi, chúng đang đi về.” Ba đứa trẻ chạy một mạch đến trước mặt Xuân
Yến. Tiểu Nguyệt ngả mạnh vào lòng mẹ, giọng nũng nịu: “Mẹ!”, Hy Bình và Đại
Hải cũng hớn hở lên tiếng: “Mẹ!” Xuân Yến trợn mắt: “Hy Bình, con lại đánh
nhau rồi phải không?” Hy Bình nói: “Mẹ, bọn chúng bắt nạt Đại Hải và Tiểu
Nguyệt, con mới đánh chúng nó.” Xuân Yến nhìn Đại Hải đang len lén đứng im,
nói: “Đại Hải, con cũng đi đánh nhau sao?” Đại Hải cúi đầu xuống không nói gì.
Hy Bình nói: “Mẹ, mẹ hiểu lầm rồi, Đại Hải không đi đánh nhau cùng con, mà là
bị người ta đánh. Mẹ thử nghĩ mà xem! Thường ngày nó ngoan thế, sao lại đi
đánh nhau cơ chứ? Không bị người khác đánh đã là đại phúc rồi, hây!” Nói rồi,
nó lắc lắc cái đầu nhỏ của mình. Xuân Yến nhìn bộ dạng của đứa con cả, bất
giác bật cười: “Thôi được rồi, đánh thì cũng đánh rồi, không sao là được, vào
nhà chuẩn bị ăn cơm.” Ở bàn ăn, Hoàng Dương dặn dò: “Ngày mai cha phải lên núi
hái thuốc, ba con phải nghe lời mẹ đấy.” Hy Bình hăng hái: “Chúng con vẫn luôn
nghe lời mẹ mà.” Rồi nó trợn to mắt lên, nói: “Cha, con cũng đi hái thuốc với
cha nhé!” Hoàng Dương nhìn đứa con nhiều chuyện, cười nhẹ: “Ngày mai con không
phải đánh nhau nữa sao?” Hy Bình gãi đầu: “Con quyết định cho mình nghỉ ngơi
mấy ngày.” Hoàng Dương chau mày: “Nghỉ à? Con coi đánh nhau là cái gì?” Hy
Bình thẳng thắn: “Rèn luyện thân thể!” Hoàng Dương quả thật bị nó đánh bại,
nói: “Thôi được! Ngày mai đi cùng cha.” Hy Bình reo lên: “Vạn tuế!” Rồi gắp
một miếng thịt cho Hoàng Dương, giọng cảm kích: “Cảm ơn cha, đây là con hiếu
kính với cha. Cha đừng khách khí!” Hoàng Dương nhìn miếng thức ăn, quát lên:
“Thằng ranh, gắp cho ta cái gì thế?” Tiểu Nguyệt giọng ròn tan: “Mồng gà!”
Hoàng Dương gầm gừ: “Tức chết đi được!
Ban đêm, gió thổi nhẹ, tiếng côn trùng như hòa quyện vào làm một. Trong phòng
ngủ, vợ chồng Hoàng Dương đang thì thào nói chuyện. Xuân Yến nói: “Dương ca,
chàng muốn đưa Bình Nhi lên núi sao?” Hoàng Dương thở dài: “Ta biết nàng không
yên tâm! Bình Nhi có hơi nghịch ngợm một chút, nhưng nó cũng dần trưởng thành
rồi, đã đến lúc phải học một chút gì đó. Ta vốn định để qua một hai năm nữa
mới để nó cùng ta lên núi, nhưng nó đã tự muốn theo ta thì hãy cứ để nó đi!
Nàng yên tâm, sẽ không có chuyện gì đâu, đừng nghĩ quá nhiều. Thôi ngủ đi,
muộn rồi.” Xuân Yến nói: “Thiếp sợ Bình Nhi vào trong núi sâu, tính ham chơi
lại nổi lên. Chàng cũng không phải không biết… dù thế nào nó cũng vẫn còn là
một đứa trẻ.” Hoàng Dương: “Ta hiểu, ta sẽ cố gắng để ý đến nó.” Xuân Yến vẫn
không yên tâm, nói: “Chàng cũng phải cẩn thận một chút.” Hoàng Dương ôm chầm
lấy Xuân Yến, giọng âu yếm: “Ta biết rồi, mỹ nhân à, muộn rồi, ngủ đi! Ngày
mai còn phải dậy sớm mà.” Ngày hôm sau, cha con Hoàng Dương lên núi hái thuốc.
Ngày thứ ba sau khi cha con Hoàng Dương đi. Buổi chiều hoàng hôn, lúc Xuân Yến
và hai đứa con đang ăn cơm tối, có người gõ cửa. Ba người cùng nhìn ra phía
cổng, chỉ thấy một cặp nam nữ trung niên, nhiều lắm cũng chỉ hơn bốn mươi,
người đàn ông dáng cao lớn uy vũ, người phụ nữ trông xinh xắn nhã nhặn. Huynh
muội Tiểu Nguyệt nhìn hai người ấy mà quên cả chớp mắt. Xuân Yến đi ra, hỏi:
“Xin hỏi, hai vị có chuyện gì?” Người phụ nữ chắp tay: “Làm phiền phu nhân! Vợ
chồng chúng tôi từ nơi khác tới. Đến đây thì trời đã tối, phu nhân có thể cho
chúng tôi trọ nhờ một đêm được không? Xuân Yến nhìn hai người một hồi lâu mới
nói: “Nếu hai vị không chê thì xin mời vào!” Hai người cùng cúi đầu cảm ơn, đi
theo Xuân Yến vào nhà, cùng ngồi xuống bên bàn ăn. Xuân Yến nói: “Có lẽ hai vị
vẫn chưa ăn cơm, để tôi vào trong nấu thêm chút thức ăn nữa.” Người phụ nữ
nói: “Làm phiền phu nhân rồi.” Đại Hải và Tiểu Nguyệt khi ấy mới nhớ ra là
phải nói chuyện, Tiểu Nguyệt nhanh nhảu: “Thúc thúc, thẩm thẩm đây trông thật
là đẹp! Hai người từ đâu đến vậy? Sẽ ở lại nhà cháu à?” Tiểu nha đầu này không
nói thì thôi, đã nói thì chẳng khác nào dây pháo Tết. Người đàn ông nhìn hai
đứa trẻ, trên mặt chợt nở một nụ cười, tự nói với mình: “Khá lắm, khá lắm, là
nhân tài có thể đào tạo.” Người phụ nữ nhìn ông ta không hiểu: “Thanh Phong,
chàng bảo cái gì khá lắm?” Người đàn ông giọng càng thêm phấn khích: “Ngọc
Phần, nàng nhìn kĩ xem tiểu hài dễ thương này, ta thấy cô bé khá lắm.” Nói
rồi, ông ta nói với Đại Hải: “Cháu tên gì, mấy tuổi rồi?” Đại Hải nói: “Cháu
là Đại Hải, năm nay mười tuổi.” Người đàn ông nói: “Hãy đến chỗ thúc thúc, để
thúc thúc ôm cháu xem nào.” Đại Hải chần chừ một lúc rồi đi đến trước mặt
người đàn ông, để cho ông ta ôm vào lòng.
Bàn tay người đàn ông xoa đi xoa lại trên người Đại Hải, rồi cười sảng khoái:
“Tốt, tốt, tốt lắm, thật không uổng đi chuyến này rồi. Ngọc Phần, nàng thấy
sao?
Người phụ nữ nói: “Chúc mừng chàng! Thiếp không có bụng dạ ấy, có điều gặp rồi
thì là có duyên. Tiểu muội muội, cháu lại đây để ta ôm một cái được không?”
Tiểu Nguyệt chưa đợi bà ta nói xong đã lao vụt đến, nói: “Cô ôm cháu đi, cháu
cũng muốn ôm cô.” Người phụ nữ ôm Tiểu Nguyệt lòng, nói: “Tiểu Nguyệt có thích
cô không?” Tiểu Nguyệt nói: “Thích lắm! Cô cũng thích Tiểu Nguyệt phải không?”
Người phụ nữ cười: “Tiểu Nguyệt thật thông minh, biết cô cũng thích Tiểu
Nguyệt. Nào, để cô thơm một cái nào, Nguyệt nhi thơm lắm!” Khi ấy, Xuân Yến
bưng thức ăn từ nhà bếp đi ra, nói: “Để hai vị phải chờ lâu rồi.” Người phụ nữ
áy náy: “Làm phiền phu nhân, thật ngại quá!” Mọi người cùng dùng bữa tối. Sau
bữa ăn, người phụ nữ nói với Xuân Yến: “Đại muội tử, chúng ta ra ngoài nói
chuyện, tôi có chuyện này muốn thương lượng với cô.” Nói rồi, người phụ nữ dẫn
Xuân Yến ra ngoài. Khi Xuân Yến và nữ nhân kia trở vào, mắt nàng đã ướt đẫm
lệ. Xuân Yến ôm hai đứa trẻ trong lòng, nhìn chúng một lúc lâu mới nói: “Tối
nay các con ngủ với mẹ!” Đợi Xuân Yến thu dọn bát đũa xong đi vào bếp, người
đàn ông mới hỏi nữ nhân đồng hành: “Ngọc Phần, thế nào rồi?” Người phụ nữ nói:
“Cô ta hình như không muốn để cho con mình học võ, thiếp phải tốn bao công sức
mới thuyết phục được, chàng phải cảm ơn thiếp thế nào đây?” Người đàn ông
cười: “Ta đương nhiên là dĩ thân tương hứa rồi!” Người phụ nữ cũng cười: “Dĩ
cái đầu quỷ của chàng ấy!”Tiểu Nguyệt hiếu kì hỏi: “Cô ơi, thế nào là ‘dĩ thân
tương hứa’ ạ?” Hai người khách nhìn nhau, đột nhiên cười vang. Hoàng hôn ngày
thứ năm, cha con Hoàng Dương trở về. Hy Bình vừa đến cổng đã lớn tiếng gọi:
“Đại Hải, Tiểu Nguyệt, đại ca về rồi! Trên núi chơi thật vui, có bao nhiêu là
thứ chưa từng thấy bao giờ, còn có những động vật kì quái, những sơn động tối
om… mau ra đây, xem thuốc ta hái còn nhiều hơn cả thuốc của cha hái được đây
này!” Thế nhưng chỉ thấy một mình Xuân Yến đi ra, không thấy Đại Hải, Tiểu
Nguyệt. Hy Bình nóng ruột hỏi: “Mẫu thân, hai đứa đã đi chơi rồi sao?” Xuân
Yến ôm lấy con, hai mắt rưng rưng nước mắt. Hy Bình cảm thấy có gì đó kì lạ,
nhưng lại không biết vì sao nên không dám hỏi. Mất một lúc, Xuân Yến mới thở
dài: “Phải, hai đứa đã đi rồi, phải mấy năm nữa mới về.” Hy Bình trợn mắt:
“Đại Hải, Tiểu Nguyệt đi rất xa sao?” Xuân Yến: “Phải, rất xa!” Hy Bình lại
càng nóng nảy: “Vậy sau này con không thể gặp chúng rồi, phải không?” Xuân Yến
gượng cười: “Ngốc ạ, sao lại không gặp chứ? Đợi con lớn lên rồi hai đứa sẽ trở
về, khi ấy chúng sẽ rất có bản lĩnh.” Hy Bình thắc mắc: “Vậy con có thể đi tìm
chúng không?” “Không được!” Xuân Yến ôm chầm Hy Bình vào lòng, nói: “Thế con
không muốn ở cùng cha mẹ sao?” Hy Bình: “Muốn chứ, con sẽ không rời xa cha mẹ
đâu! Con sẽ ở nhà với mẹ chờ hai đứa trở về. Chà, trên núi có bao nhiêu chuyện
hay mà chúng lại không ở nhà!”
Xuân Yến thả Hy Bình ra, nói: “Bình nhi, con vào nhà ăn cơm đi, mẹ có chuyện
muốn nói với cha con.
Hy Bình vào nhà. Vắng bóng hai đứa em, căn nhà trở nên trống tênh, trong lòng
bồn chồn như đánh mất cái gì, bản thân nó không nói ra được thành lời, chỉ
thấy cứ nghĩ đến là sống mũi cay cay. Hy Bình bèn lắc mạnh đầu, nghĩ thầm:
“Không nhớ nữa, đi ăn cơm thôi!” Đêm xuống, vợ chồng Hoàng Dương đi nằm. Xuân
Yến thủ thỉ: “Dương ca, chàng không trách thiếp đã để họ đưa Đại Hải và Tiểu
Nguyệt đi chứ? Thiếp vốn cũng không muốn cho chúng đi học võ để lại dấn thân
vào vòng giang hồ thị phi, nhưng thiếp thấy họ rất quý tư chất thiên phú của
Đại Hải và Tiểu Nguyệt, nếu như thiếp không để cho hai đứa đi, họ nhất định sẽ
ở lì lại truyền thụ võ công cho hai đứa nó. Hai người đó đều danh trấn võ lâm,
hơn nữa lại cùng nguồn gốc với chàng, giao Đại Hải và Tiểu Nguyệt cho họ,
thiếp cũng không lo lắng, chỉ sợ để họ ở lại nhìn thấy Hy Bình, lại càng muốn
nhận Hy Bình làm đồ đệ, nên thiếp đành dằn lòng để họ đưa Đại Hải và Tiểu
Nguyệt đi. Ài! Giang hồ thật nhiều thị phi! Mong rằng các con không gặp trắc
trở!” Hoàng Dương an ủi: “Nàng đừng lo nữa, kẻo hại đến sức khỏe, có lẽ đây là
vận mệnh của các con ta. Ta ngày nào cũng xem chừng chúng nó, lúc nào cũng cảm
thấy chúng sẽ không ở Hoàn Sơn thôn này lâu dài, cuối cùng chúng đã ra đi, may
mà nơi chúng đến cũng là nơi tốt. Ta nghĩ tương lai chúng sẽ rất có tiền đồ,
chỉ khổ cho Bình nhi, nó mới thực sự là kì tài để luyện võ, nàng lại không cho
nó học võ, chà!” Xuân Yến nói nhỏ: “Đó cũng bởi thiếp không còn cách nào khác,
Tiểu thư không để cho nó học võ là sợ Huyết ma trên người nó không chịu được
khống chế. Chàng cũng biết rồi đấy, nó tuổi còn nhỏ như vậy mà lúc nào cũng
thích đánh đấm.”
Hoàng Dương trầm ngâm: “Không hẳn thế đâu, Bình nhi tuy có chút thích đánh
đấm, song bản tính của nó rất lương thiện, hoặc cũng có thể do trong cơ thể nó
có một nửa dòng máu của Tiểu thư. Theo ta được biết, Bình nhi sinh ra đã mang
Cửu dương trọng thể, tính vốn dương cương chính nghĩa tuyệt đối không thể
thành ma, nhưng người có Cửu dương trọng thể cũng phiền phức lắm.” Xuân Yến
thắc mắc: “Vì sao chứ?” Hoàng Dương cười nhẹ: “Người mang Cửu dương trọng thể
rất mạnh mẽ trên giường, mạnh đến đâu thì ta quả thật cũng không rõ. Vì nguyên
nhân này, Bình nhi lớn lên tính dục sẽ rất khốc liệt!.” Xuân Yến hứ một tiếng:
“Cái gì Cửu dương trọng thể đều là do chàng bày ra cả. Thiếp chỉ biết sau này
Bình nhi nhất định sẽ là một chàng trai vô cùng tuấn tú, là thiên địch của mọi
nữ nhân.” Hoàng Dương chợt xích lại gần hôn lên bên tai nương tử: “Còn ta lại
là thiên địch của nàng…..!” Xuân Yến thốt lên: “Khiếp quá, chàng lại…!
Tiếng của Xuân Yến đột nhiên ngắt quãng, như bị cái gì đó chẹn vào miệng,
không nói được nữa. **** Ngày tháng thấm thoắt thoi đưa, thoáng cái
đã ba năm trôi qua. Hy Bình đã hơn mười lăm tuổi, cao hơn trước nhiều nhưng
vẫn gầy trơ xương, những đường nét trên mặt bắt đầu thay đổi rõ rệt, có điều
vẻ trẻ con vẫn còn chưa hết.
Để cho con được thuần tính, Hoàng Dương liên tục mang sách về cho cậu đọc,
đồng thời bắt Hy Bình mỗi ngày phải đọc thuộc một bài mới cho ra ngoài chơi.
Vốn cho rằng làm như vậy, Hy Bình sẽ không còn thời gian rong chơi nữa, nào
ngờ, những cuốn sách người khác cả ngày mới đọc xong, bốn năm ngày mới thuộc,
Hy Bình chỉ cần đọc qua hai ba lượt là đã có thể nhắc lại như cháo chảy, đọc
xong vứt sách là chạy ra ngoài chơi, có gào bao nhiêu cũng không giữ lại được.
Chập tối hôm ấy, Hy Bình mình đầy thương tích về nhà, quần áo dính đầy đất
cát, có chỗ còn rách ra tơi tả. Xuân Yến chau mày thốt lên: “Con thật là, ngày
nào cũng đánh nhau, không thấy chán ư?” Hy Bình giọng đắc ý: “Không còn cách
nào cả, bọn nó đứa nào cũng muốn thắng con, con có thể không chấp nhận lời
thách đấu của chúng sao? Ây! Chiến thư đã nói, con đành phải xả thân phò quân
tử vậy. Cầu mà không được đấy!” Xuân Yến nhìn đứa con quý tử của mình, không
biết nên khóc hay nên cười, chỉ nhăn mặt: “Được rồi, tắm rửa sạch sẽ, đi ăn
cơm!” Trong khi ăn cơm, Hoàng Dương nói: “Bình nhi, mầy ngày nay thuốc sắp hết
rồi, ngày mai con lại lên núi hái thuốc nhé!” Hy Bình sáng mắt lên: “Vâng,
thưa cha!” Hơn một năm nay, Hy Bình đã nhiều lần một mình lên núi hái thuốc,
lần nào cũng xuất sắc trở về, khiến vợ chồng Hoàng Dương rất yên tâm, cũng làm
cho cậu bé cảm thấy rất đỗi tự hào về bản thân mình. Hy Bình lên núi hái thuốc
đã ba ngày rồi, thực ra cậu đã hái đủ thuốc từ lâu, nhưng lại không thích trở
về sớm như vậy, muốn ở trên núi dạo chơi vài hôm, tìm xem trên này có cái gì
mới lạ hay không. Khi ấy Hy Bình mò mẫm đến một mỏm núi đá, phía trước mặt là
một sơn cốc hẹp. Lúc trước Hy Bình luôn dừng bước tại đây, chỉ dạo quanh mấy
vòng rồi quay lại. Hôm nay cậu bỗng nảy ra ý nghĩ bạo gan, muốn xuống dưới đáy
cốc xem thử.
Hy Bình nắm vào một dây rừng sát vào vách đá, từ từ leo xuống. Mới đến giữa
chừng vách đá, cậu phát hiện một cửa động cây cỏ chằng chịt phủ kín, chỉ lộ ra
một lỗ vừa một người chui qua.
Hy Bình cố gắng lắm, cuối cùng cũng chui vào được trong động, song lại bị một
cảnh tượng kỳ dị làm kinh hãi ngây người. Hai con vật khổng lồ đang nằm cuộn
tròn ở hai bên vách động, bên phải là một con vật vừa giống sư tử lại vừa
giống hổ, toàn thân lóng lánh một màu vàng kim, vẻ uy mãnh không sao tả xiết.
Bên trái là một con rắn to dài màu hồng huyết, vảy lung linh những ánh sáng
huyết sắc. Nhìn vào sâu bên trong thì thấy một hồ nước nhỏ, nước ở đó có một
màu trắng sữa thật kì lạ. Phía trên khoảng giữa hai con vật ấy, hai quả cầu
ánh sáng màu vàng kim và hồng huyết cứ thế lượn tròn đuổi theo nhau rồi va đập
vào nhau, trông rất thích mắt. Hy Bình nhìn mà ngây cả người ra, miệng há hốc
đến độ không khép lại được. Nhân duyên quả là trùng khớp, hai quả cầu ấy lượn
đến gần Hy Bình, đột nhiên chiếu thẳng vào cái miệng đang há hốc của Hy Bình,
chui tuột vào bụng cậu bé, trong nháy mắt đã hòa tan mất. Khoảnh khắc ấy, Hy
Bình chỉ cảm thấy máu trong cơ thể đột nhiên bùng cháy, sắc mặt dần trở nên đỏ
lựng như máu, hai mắt như phóng ra lửa, những tia lửa lập lòe ma quái. Hy Bình
hét lên ầm ĩ, xé rách hết cả quần áo trên người, bổ nhào xuống hồ nước màu
trắng sữa ấy, miệng không ngừng la hét: “Nước, nước, ta cần nước!” Thì ra hai
con vật này cũng có lai lịch khá là ghê gớm.
Con vật nửa giống sư tử nửa giống hổ ấy gọi là Hỏa Vân Sư hổ, là kết quả tạp
giao ngẫu nhiên giữa sư tử và mãnh hổ, nội đan của nó thuộc vào loại cực
dương, sau khi người nào ăn được, thể lực sẽ trở nên mạnh mẽ lạ thường. Còn
con rắn màu hồng huyết ấy là huyết xà nghìn năm, là vật chí âm trong thiên hạ,
người nào ăn được nội đan của nó sẽ có sức chịu đựng vô cùng tận. Hai viên nội
đan đều là vật chí dương, chí âm, trong nháy mắt đã khơi dậy Cửu dương trọng
thể trong người Hy Bình, khiến cho cơ thể cậu bé gần như muốn nổ tung ra. Tục
ngữ nói, vô xảo hợp bất thành kỳ thư! Hồ nước Hy Bình nhảy vào vừa khéo có thể
cứu được mạng cho cậu. Nước trong hồ được gọi là địa tuyền nhũ, hình thành như
thế nào thì không rõ lắm, trên đời chỉ có rất ít người biết được nước ấy là
vật chí âm, rất có tác dụng đối với người luyện âm hàn khí, cũng có thể điều
hòa cửu dương khí đang muốn bùng cháy trong cơ thể Hy Bình và nội đan khí của
hai con vật kia. Vì thế cậu bé không những không chết mà trái lại còn nhân họa
đắc phúc. Hy Bình mê man ngâm mình trong hồ nước ba ngày ba đêm rồi tự tỉnh
lại, phát hiện thấy mình vẫn đang ở trong nước, cậu hoàn toàn không hiểu
chuyện gì đã xảy ra. Nước trong hồ không sâu, nhưng cũng đủ để dìm chết cậu.
Hy Bình nghĩ mãi vẫn không hiểu làm sao mình vẫn sống được, rốt cuộc cũng
không muốn nghĩ nữa. Hy Bình dùng lực đẩy mạnh hai chân, trườn ra khỏi hồ
nước, đột nhiên kinh ngạc: “Nước đang trắng đục sao lại trở nên trong suốt như
vậy? Còn hai con quái vật ấy nữa, sao không thấy chúng đâu?” Nghĩ đi nghĩ lại
vẫn không tìm ra câu trả lời, vì thế lại lặn vào trong nước, định làm cho mình
tỉnh táo hơn, đột nhiên phát hiện thấy dưới đáy hồ có một chiếc hộp màu đỏ. Hy
Bình càng thấy kì lạ, bèn xách chiếc hộp từ dưới nước lên rồi trèo lên bờ.
Quan sát kỹ thấy trên mặt chính của chiếc hộp có khắc dòng chữ: “Người có thể
ngâm mình vào trong hồ nước này mà không chết, tức là có duyên .
Cũng không biết chiếc hộp được làm bằng chất liệu gì mà lại rất nặng, cũng
không có khóa gì cả. Hy Bình khẽ mở cái hộp ra, thấy bên trong gấp một mảnh
vải trắng, lấy ra xem thì thấy trên miếng vải viết dày đặc những chữ là chữ,
Hy Bình tuần tự đọc từ đầu đến cuối. “Thần công này là ‘Thiên địa tâm kinh’.
Người tu luyện thần công này nhất định phải là người có Cửu dương trọng thể.
Sau khi luyện thành, chinh chiến với nữ nhân, thiên hạ vô địch thủ” Phía dưới
chú danh: “Nhất đại tình thánh” “Cái ông Nhất đại Tình thánh này thật quá xem
thường người khác rồi, cái gì mà ‘không có địch thủ’?” Nghĩ đến đây, Hy Bình
vội nhìn mấy chữ ấy, mừng rỡ reo lên: “Hay lắm, cứ dựa theo mấy chữ ‘không có
địch thủ’ của ông, ta cũng thử luyện một phen, tránh cho tiểu tử nhà ông xuống
gặp Diêm Vương lại nói ta không nể mặt.” Hy Bình quả nhiên nằm xuống, bắt đầu
luyện theo những chỉ dẫn trên tấm vải. Vừa nằm xuống đã hai ngày hai đêm, tỉnh
dậy nhớ ra đã đến lúc phải về nhà. Nghĩ đến đây, Hy Bình mới thấy khổ não. Thì
ra lúc này toàn thân cậu trần như nhộng, làm sao có thể về được đây? Quần áo
đã bị xé rách hết cả, không còn cách nào, cậu đành nhặt một mảnh vải còn tương
đối lành lặn nhất lên quấn quanh thắt lưng, đeo giỏ thuốc lên rồi lần ra khỏi
động. Phải đến sáng sớm hôm sau, vợ chồng Hoàng Dương mới phát hiện ra con
trai của họ đã trở về. Khi ấy Hy Bình vẫn còn đang ngủ ngon trên giường. Thì
ra Hy Bình sợ bị người khác trông thấy trong bộ dạng tơi tả nên mới chọn đêm
khuya, lúc mọi người trong thôn đã ngủ cả mới lẳng lặng mò về phòng của mình,
ngay cả vợ chồng Hoàng Dương cũng không phát giác ra.
Thân thủ rõ là quỷ không hay thần không biết, Hy Bình suốt mấy ngày liền tự
xưng mình là ‘thiên tài’, càng thêm tự hào về bản thân mình hơn.