Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân – Chương 145: Học sinh sợ nhất thứ sáu (2) – Botruyen

Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân - Chương 145: Học sinh sợ nhất thứ sáu (2)

Giữa lúc học sinh thấp thỏm lo sợ, tiếng chuông báo vào giờ cũng vang lên, Phương Văn Siêu từ từ bước vào lớp.

Có thể nhận ra hôm nay tâm trạng Phương Văn Siêu cực kì tốt. Đương nhiên, năm nay có thêm một cô con gái bé bỏng đáng yêu, khỏi phải nói anh vui vẻ cỡ nào. Ngay cả bước đi cũng nhẹ nhàng bay bổng.

Anh đứng trên bục giảng tươi cười rạng rỡ: “Các em học sinh, năm nay mọi người đã lên lớp năm, còn mấy tháng nữa các em sẽ tốt nghiệp tiểu học, chuyển đến học trong một môi trường mới. Thầy nghĩ các em chắc chắn sẽ có kì vọng rất lớn vào tương lai ! Câu hỏi được đặt ra là khi lớn lên các em muốn làm gì? Vì vậy, đề bài của hôm nay chúng ta là “lý tưởng của em”.”

Trong đám học sinh xuất hiện một đợt sóng gợn nho nhỏ. Mọi người bàn luận xôn xao.

Phương Văn Siêu ổn định lại trật tự, rồi bắt đầu nói những điểm khi viết cần chú ý ở đề này, bố cục bài viết như thế nào vân vân và vân vân. Đại khái sau mười phút, cuối cùng anh chốt ạ: “… Tiếp theo các trò lấy giấy nháp ra bắt đầu viết!”

Đúng vậy, viết ra nháp một lần, viết tốt rồi mới chép vào vở. Nếu trực tiếp viết thì không biết lãng phí mất bao nhiêu tờ giấy đây.

Chu Chí Hải mừng thầm, đúng lúc trong quyển sách của mình có đề này. Nhân lúc thầy Phương đi xuống dưới, cậu lén lút giở ra.

Lý Thiên Vũ cắn môi ngồi ngẫm nghĩ một lúc, nửa ngày sau mới đặt bút viết.

Trịnh Hạo Nhiên đã dự đoán trước được đề này, có thể nói là nắm chắc mười phần, trông dáng vẻ viết liền một mạch kia chắc là sẽ dài lắm đây.

Vương Tinh Tinh cũng bắt đầu động thủ, theo bản năng cô bé nhìn sang bên cạnh, vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện Chu Tiểu Vân luôn đứng đầu tiết viết văn đang ngẩn người, chưa viết được chữ nào.

Vương Tinh Tinh chọc chọc Chu Tiểu Vân, nhẹ giọng nói: “Chu Tiểu Vân, cậu thẫn thờ gì thế, mau viết đi! Còn không đến hai mươi phút nữa, nếu không nhân lúc này viết xong, tiết sau chính là tiết đọc bài “khủng bố” đấy, lúc đó cậu đâu còn thời gian viết nữa?”

Mải chìm trong suy nghĩ, Chu Tiểu Vân được cô bạn thân thiện ý nhắc nhở nên mỉm cười đáp lại, ngoan ngoãn cầm bút máy lên, viết xuống tập giấy nháp tiêu đề : Lý tưởng của em.

Sau đó, ngòi bút ngừng lại một chút, không viết tiếp được nữa.

Lý tưởng của em? Từ nhỏ đến lớn đề bài này ai chưa từng gặp qua mấy lần?

Viết khi ở tiểu học, lên cấp hai lại viết, thậm chí lên cấp ba vẫn phải viết. Đương nhiên, kiếp trước cô mới học hết cấp hai, chưa học cấp ba nên chỉ đoán vậy thôi.

Nhưng lúc ở cấp hai, thay đổi giáo viên ngữ văn ba lần, Chu Tiểu Vân đã viết ba bài văn về ‘Lý tưởng của em’, hơn nữa lớp bốn, lớp năm ở cấp tiểu học cũng từng viết. Tổng cộng là làm đề bài này năm lần.

Đến giờ cô vẫn còn nhớ, khi gặp đề mục này, cô chỉ biết viết sau này khi lớn lên muốn làm cô giáo, bác sĩ hoặc nhà khoa học gì gì đó, rất sáo rỗng.

Trời mới biết khi đó cô còn không biết nhà khoa học làm cái gì.

Bây giờ nghĩ lại mình ngây thơ biết bao. Lý tưởng ôm ấp từ nhỏ thì lớn lên có thể trở thành hiện thực ư? Có mấy người thực sự trở thành giáo sư, bác sĩ hoặc nhà khoa học chứ ? Phần lớn làm công nhân ở các nhà xưởng, hoặc ở bên ngoài dãi nắng dầm mưa xây nhà cho người ta, nếu không thì ở nhà buôn bán nhỏ nuôi gia đình sống tạm qua ngày.

Lý tưởng có mấy phần thực tế chứ ?

Nhưng tư duy của trẻ con giống như bị quán tính vậy, ở phương diện này luôn vẩn vơ thiếu thực tế. Bạn có thể mong chờ một đứa bé mười hai, mười ba tuổi biết cái gì là lý tưởng, cái gì là tương lai à ?

Chu Tiểu Vân, vậy lý tưởng của mày là gì?

Chu Tiểu Vân tự hỏi lòng mình như thế.

Kiếp trước mày tỉnh tỉnh mê mê cứ như vậy bình bình thường thường sống đến năm mười chín tuổi, ngu ngơ yêu Lý Thiên Vũ, kết hôn sinh con gái, trở thành bà chủ của gia đình nhỏ. Cả ngày lẫn đêm chìm trong đống công việc chất cao như núi ở xưởng, bôn ba đến mức kiệt sức vì củi gạo dầu muối. Cô làm gì có thời gian suy nghĩ về lý tưởng.

Có thể làm cho Nữu Nữu sống tốt hơn một chút, đó chính là lý tưởng lớn nhất của cô.

Vậy thì hiện tại, sau khi sống lại, lý tưởng của cô là gì?

Một gia đình ấm áp, cha mẹ hết lòng thương yêu mình, mấy anh em yêu mến đoàn kết với nhau. Gặp được một người thầy ưu tú, có một đám bạn tốt. Đây là những gì hiện tại cô đang có được. Vì thế, cô thật lòng cảm ơn ông trời, chỉ có một trái tim biết sẻ chia mới phát hiện thực ra tình yêu luôn ở quanh mình.

Thế nhưng, lý tưởng của cô ở đâu?

Sau khi lớn lên, rốt cuộc cô muốn trở thành người như thế nào, làm công việc gì, mục tiêu của cuộc sống là cái gì ?

Trở thành người có tiền chăng? Lợi dụng những gì kiếp trước mình biết về thị trường chứng khoán gì gì đó ném ra một bó tiền là có thể cơm áo không lo suốt cuộc đời này? Nhưng là hạng người này, chẳng phải cô đang khoanh bừa vào bài thi cuộc đời ư ? Thiếu động lực phấn đấu, nhân sinh còn có ý nghĩa gì ?

Trở thành nghệ sĩ hay nhà thư pháp thì sao ? Biến thành tầng lớp tư bản trong xã hội, bề ngoài xinh đẹp, gia thế tốt ? Chẳng lẽ đây là cuộc sống cô muốn ?

Không, cô không muốn cuộc sống như thế, cô chỉ muốn học thật tốt, thi đỗ đại học, tìm được công việc tốt, tay bưng bát sắt, an phận thật thà làm một cái đinh ốc nho nhỏ trong xã hội thời kì công nghiệp hoá thôi.

Có tiền lương ổn định, cao một chút, tìm một người bạn trai có trách nhiệm, có thể khiến mình an tâm dựa vào, sống cuộc sống bình thản, đây mới chính là điều cô mong muốn.

Về phần làm cái gì, cô chưa nghĩ ra.

Nói chung, đầu tiên, không nên làm giáo viên.

Nhìn thì nhẹ nhàng, ngày nghỉ nhiều, thật ra làm lụng vất vả, tan tầm còn phải phiền não vì thành tích của học sinh, tiền lương lại không cao. Tệ nhất là trường kỳ tiếp xúc với phấn rất dễ bị bệnh nghề nghiệp về phổi hoặc thanh quản. Chưa từng nghe nói làm giáo viên có thể sống lâu, bình thường về hưu chưa được mấy năm đã bắt đầu sức khoẻ suy giảm, tiền lương hưu ít đến đáng thương.

Thứ hai, không nên làm bác sĩ.

Tiền lương của bác sĩ cao thì cao thật, nhưng áp lực và mạo hiểm rất lớn. Khi giải phẫu không thể có một tí tẹo sai lầm này, nếu có vạn kiếp bất phục. Hơn nữa, cả năm gần như không có ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết cũng phải đi làm. Công việc vất vả như vậy thích hợp cho đàn ông, chứ phụ nữ thì thảm vô cùng.

Ách, hai lý tưởng phổ biến nhất đều bị mình bác bỏ rồi, vậy cô viết gì đây ?

Trở thành nhà khoa học? Đừng đùa.

Đầu óc của cô nếu đọc sách thì còn được, chứ thật sự đi nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng tạo thì không dùng được đâu. Cô không phải thiên tài hay thần đồng gì cả.

Hơn nữa, nhà khoa học là gì? Giống kiểu người không quan tâm đến gia đình, luôn giữ tình yêu cuồng nhiệt với khoa học cứu vớt nhân loại đang bết bát, có chỗ nào cho cô, một cô gái nhỏ bé quyết tâm có được một gia đình ấm áp chen vào chứ.

Kiếp trước cô từng đọc qua một bài viết đăng trên tạp chí nổi danh về một người phụ nữ cả đời có rất nhiều phát minh, nghiên cứu khoa học quan trọng nhưng không kết hôn, đến chết vẫn cô đơn một thân một mình.

Mặc dù, Chu Tiểu Vân không muốn lại yêu sớm, kết hôn sớm không có nghĩa cô đồng ý với cuộc sống như thế.

Phụ nữ mà, sớm muộn vẫn nên có ông xã, con cái, bên cạnh luôn có một cái lò sưởi (trong mùa đông) thì tốt biết bao.

Đang có 0 bình luận
Image

Lời bình luận giới hạn từ 15 đến 500 kí tự.