Bài vè ám ảnh
Em sinh năm 92, nhưng vẫn có những thứ trải qua từ hồi bé tí vẫn in đậm trong ký ức (Hoặc em chỉ nhớ chi tiết sâu đậm nhất, nhưng một số câu chuyện đã được em bổ sung đầy đủ qua lời kể của mẹ và ông ngoại em).
Hồi ấy, gia đình em cũng khó, năm em 5 tuổi mỗi khi ngỉ hè em lại được về nhà ông bà ngoại ở 1 tháng (bà còn nhưng ông em đã mất được 2 năm). Những mùa hè năm em lớp 1 2 gì đó, em hay đi chăn trâu với bọn trẻ trong xóm, có 1 bài vè mà mọi người lớn ko hề muốn nhắc đến, thậm chí cấm bọn trẻ con đọc. Mà cái giống trẻ con các bác ạ, càng cấm lại càng làm, bọn em hay đọc nó vì nó vần thôi, giống kiểu bài: “vuốt ve em bé gái ở với bà/bà gì/bà ngoại/ ngoại gì/ ngoại xâm/ xâm gì/ xâm lăng/ lăng gì/ lăng bác..v..v..”
Bài nó chỉ đơn giản như này
“Ve vẻ vè ve nge vè ao nước
Ao nước tròn xoe
Cây thị vẹo khòe
Cây khế khòng khoeo
Cái giếng méo quèo
Đi qua 3 bước
Trước mặt phía Đông
Không dặn mà dừng
Đừng nhìn vào NÓ”
Nó là ai? Hay là cái gì? Cái gì cũng có cái lý của nó và cả bài vè này nữa !
Khu 5 xã Động Lâm được bao bọc bởi những quả núi, đồi xung quanh tạo nên cái địa thế long chảo mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Các cụ trong làng vẫn kể rằng, cũng chính bởi cái địa thể ấy mà nơi đây đã bao bọc cán bộ, bảo vệ dân làng trong suốt 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Năm tháng qua đi, bây giờ quê em vẫn là vùng quê ngèo, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn. Các bác cứ tưởng tượng mỗi nhà ở 1 quả đồi là được, những năm trước giải phóng còn cách quả đồi mới thấy nhà nhau. Ma thì gặp nhiều (Các cụ làng em kể ngày xưa, giờ có điện đóm nhiều nên ma cũng sợ ), nhưng bảo có con ma nào ảnh hưởng đến cả làng rồi làm mọi người mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng sống kinh hãi như NÓ, thì bây giờ vẫn chỉ có 1. Người ta bảo có ma tốt ma xấu, nhưng NÓ mọi người kinh tởm, sợ hãi và khủng hoảng.
NÓ cũng là một kiếp người khổ sở, thương hại, đã có, nhưng cái phần kinh tởm đến bây giờ nó nhiều hơn rất nhiều thương hại rồi. Hay chính cái giống loài Tung Cẩu (Em xin lỗi khi nói thế) chính bọn chúng đã đầy đọa con người đến tận khi người ta chết. Bọn cầm thú và súc sinh mặt người